Quy hoạch vùng nuôi cá tra thương phẩm gắn với nhu cầu thị trường xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 106 - 108)

3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA

3.2.2.2 Quy hoạch vùng nuôi cá tra thương phẩm gắn với nhu cầu thị trường xuất

xuất khẩu, năng suất của nhà máy, khả năng của vùng nhưng đảm bảo phát triển bền vững.

Nội dung giải pháp:

Trên cơ sở đề án “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa ĐBSCL” năm 2009, cần tiến hành thống kê chính xác diện tích đang ni cá tra

thương phẩm, số lồng bè và số hộ nuôi, cũng như số lượng cá đang nuôi. Trên cơ sở số liệu thống kê, Tổng cục Thủy sản và các địa phương rà soát và điều chỉnh lại quy

hoạch vùng nuôi cá tra sao cho đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của nhà máy chế biến,

phù hợp với các đặc thù, kế hoạch phát triển của từng địa phương.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, Tổng cục Thủy sản và các địa phương xây dựng các quy hoạch chi tiết vùng nuôi dựa trên điều kiện tự nhiên của vùng, tập quán canh tác, năng lực tham gia hoạt động ni của người dân. Trong q trình phát triển vùng ni tập trung, địa phương có thể chủ động điều chỉnh diện tích quy hoạch giữa các

vùng ni trên địa bàn nhưng đảm bảo tổng diện tích vùng ni khơng vượt quá tổng

diện tích quy hoạch.

Đặc biệt do có sự chuyển biến về chủ thể nuôi cá tra thương phẩm trong thời

gian qua, tỷ lệ diện tích ao ni do doanh nghiệp chế biến đầu tư ni ngày càng tăng, diện tích ao ni của hộ/hợp tác xã... bị thu hẹp. Trong các quy hoạch chi tiết có tính

đến sự phát triển các hộ nuôi độc lập, các cụm hộ, hợp tác xã, đồng thời tính đến khả

năng xây dựng các vùng nuôi quy mô lớn và đáp ứng các tiêu chuẩn về an tồn chất

lượng trong ni cá tra. Duy trì diện tích ni của các doanh nghiệp chế biến khơng vượt q 50% tổng diện tích quy hoạch. Vì một khi người nông dân không tham gia sản xuất nữa, doanh nghiệp khơng cịn nguồn nguyên liệu nào khác để dựa vào, và dĩ nhiên là dẫn đến rủi ro thiếu nguyên liệu khi không tự đáp ứng được cầu trên thị

Các địa phương cần quy hoạch chi tiết các vùng nuôi cá tra thương phẩm, xác định rõ phạm vi, quy mô sản xuất gắn với nguồn cung ứng cá giống, điều kiện nuôi

trồng, tránh tình trạng tự phát tràn lan. Để quản lý tốt và chặt chẽ diện tích, sản lượng ni, nông dân và doanh nghiệp muốn nuôi cá tra phải có giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Đối với hộ ni riêng lẽ, chỉ giao mặt nước nuôi trồng cho các hộ ni có giấy phép có ký hợp đồng liên kết với nhà máy chế biến hoặc có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với

doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển mơ hình trang trại, hợp tác xã, tạo điều kiện

hình thành các vùng cung ứng nguyên liệu cá tra có quy mô lớn, chất lượng đồng nhất. Trên cơ sở quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, Hội người nuôi cá tra kết hợp với Tổng cục Thủy sản tiến hành cấp mã số vùng nuôi. Mã số vùng nuôi sẽ là cơ sở để xác

định nguồn gốc nguyên liệu cá tra, phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá

tra xuất khẩu và là xác nhận quan trọng về việc nguyên liệu cá tra đảm bảo an toàn,

chất lượng.

Các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng cá tra thương phẩm cần phải căn cứ trên quy luật cung cầu, gắn kết chặt chẽ với năng lực chế biến của nhà máy. Bên cạnh đó cần chú ý quy hoạch nuôi theo thời vụ, phân bố thời điểm thả giống theo chu kỳ

nguyên liệu của các nhà máy chế biến nhằm tránh tình trạng thừa thiếu nguyên liệu trong năm. Dựa trên nhu cầu nhập khẩu cá tra của các thị trường tăng mạnh vào mùa hè và dịp Noel, Tết dương lịch, nên nhu cầu nguyên liệu sẽ tăng vào các tháng 4-5 và tháng 10-11 hơn các thời điểm khác trong năm. Việc quy hoạch nuôi theo thời vụ,

phân bố thời gian thả nuôi và thu hoạch dự kiến cần được quy hoạch chi tiết ở từng địa phương, quy định chi tiết thời vụ thả nuôi của từng vùng dựa trên điều kiện về đất đai, mặt nước, dòng chảy của nước... Để đảm bảo lợi ích được phân bố đều ở các vùng

nuôi, cần luân phiên thời vụ nuôi giữa các vùng.

Điều kiện thực hiện: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Cục Nuôi trồng

Thủy sản, các sở NN&PTNT địa phương phối hợp thực hiện. Điều kiện được cấp mặt nước nuôi cá tra nguyên liệu cần được đưa vào luật và bắt buộc thực hiện.

Dự kiến lợi ích đạt được: Quy hoạch vùng nuôi cá tra nguyên liệu một cách

đồng bộ, đảm bảo ổn định nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, kiểm soát tốt nguồn gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông cửu long , luận văn thạc sĩ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)