1.4 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG THỦY SẢN CỦA MỘT
1.4.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho cá tra ĐBSCL:
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững sản phẩm thủy sản nói chung và cá da trơn nói riêng của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây nhằm áp dụng vào đẩy mạnh xuất khẩu bền vững cá tra trong điều kiện đặc thù của ĐBSCL:
Một là, phát triển ngành cá tra trên cơ sở bền vững thông qua áp dụng các kỹ
thuật nuôi trồng thân thiện với môi trường, công nghệ chế biến tiên tiến, quan tâm thích đáng đến bảo vệ và khôi phục tài nguyên thủy sản.
Hai là, thành lập tổ chức kiểm soát và giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ
con giống đến sản thành phẩm cuối cùng. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào nuôi
trồng và chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về chất lượng của người tiêu
Ba là, chú trọng đến phát triển con giống và đảm bảo đáp ứng đủ nguồn giống
cho nuôi trồng.
Bốn là, quy định chặt chẽ hơn trong việc cấp phép kinh doanh cho các doanh
nghiệp chế biến thủy sản, doanh nghiệp nào chỉ gia công đáp ứng nhu cầu trong nước, doanh nghiệp nào ưu tiên cho xuất khẩu, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, lại đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định trên thị trường quốc tế.
Năm là, đảm bảo ổn định quan hệ cung cầu nguyên liệu trong chế biến, trên cơ
sở liên tục và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Sáu là, tập trung vào những sản phẩm chủ lực, tạo lập vị thế trong phân phối tại
các thị trường lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu các lý thuyết về phát triển bền vững, chúng ta đã xây dựng lý
luận về xuất khẩu bền vững và những tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững. Đánh giá xuất khẩu bền vững theo 4 yếu tố: tính ổn định và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mức độ bền vững về kinh tế, mức độ bền vững về xã hội và mức độ bền vững về môi
trường.
Xuất khẩu sản phẩm cá tra đem về nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nhu cầu vốn trong nước, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung của đất nước. Với
khuynh hướng tiêu dùng và nhu cầu thủy sản ngày một tăng, yêu cầu ngày càng gắt gao hơn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng trên thế giới, cá tra ĐBSCL cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu một cách bền vững về các mặt kinh
tế, xã hội, môi trường.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững xuất khẩu thủy sản nói chung và cá da trơn nói riêng của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, giúp rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc đẩy mạnh xuất khẩu bền vững sản phẩm cá
tra ĐBSCL trong thời gian tới.
Những tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững và các yếu tố tác động đến xuất
khẩu bền vững là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá tính bền vững của xuất khẩu
cá tra ĐBSCL trong thời gian qua (được trình bày trong chương 2), từ đó làm cơ sở
cho việc đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững cá tra ĐBSCL trong
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ
TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG THỜI GIAN
QUA.
Nghề nuôi cá basa khởi phát từ thập niên 70 của thế kỷ trước trên sông Hậu, địa phận tỉnh An Giang, đến thập kỷ 80 chất lượng tuyệt hảo của con cá basa lọt vào mắt các chuyên gia người Úc, và dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia này, kỹ thuật chế biến phi lê cá tra xuất khẩu được du nhập vào An Giang. Đến năm 1988, An Giang có mẻ cá basa phi lê xuất khẩu đầu tiên sang thị trường Úc, mở ra nghề nuôi cá basa quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến.
Năm 1996, con cá tra đã được ngư dân đưa vào nuôi thử nghiệm chung với cá
basa trong bè nhưng không ai đặt ra vấn đề chế biến xuất khẩu. Cuối năm 1996, làng bè lao đao vì khủng hoảng thừa cá tra khiến người nuôi cá chịu lỗ tới 40%, hàng loạt
đại gia trong nghề trắng tay, nợ nần. Cũng từ thời điểm đó, con cá basa khơng được
chú trọng ni trồng, thay vào đó là cá tra.
Năm 1998, miếng cá tra phi lê đầu tiên được doanh nghiệp An Giang mang đi xuất khẩu. Cũng từ đó, với nhiều ưu điểm vượt trội hơn do với cá basa (cá giống rẻ
hơn 5-7 lần, chu kỳ nuôi ngắn hơn một nửa, định mức chế biến thấp hơn ¼, giá thành
sản xuất thấp hơn bình quân 1USD/kg...), cá tra chính thức được đưa vào ni thương phẩm phục vụ chế biến xuất khẩu [31].