Cơ sở định giá Tần suất Tỷ lệ (%)
Theo chi phí 30 46.2
Theo giá đối thủ cạnh tranh 29 44.6 Theo giá thị trường 38 58.5 Theo chi phí cận biên 8 12.3
Khác 2 3.1
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.
Như trên đã phân tích, hiện có gần 300 doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu cá tra lớn nhỏ, trong đó có gần 2/3 khơng có nhà máy, khơng có vùng ni, chỉ tham gia môi giới và mua bán. Các công ty môi giới làm ăn kiểu chụp giật, chào bán giá thấp để tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, sau đó liên kết với những nhà máy mới ra đời khơng có khách hàng ổn định để gia công sản phẩm, mượn code của nhà máy khác để xuất hàng. Chính những cơng ty thương mại, môi giới này đã gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng
đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Hậu quả của sự cạnh tranh khơng lành mạnh này đã xảy ra tại thị trường Nga cuối năm 2008, khi mà chất lượng cá tra ngày càng giảm sút buộc phía Nga đóng cửa thị trường nhập khẩu cá tra, khiến xuất khẩu cá tra năm 2009 gặp khủng hoảng. Bài học đắt giá như vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn không rút ra được kinh nghiệm để
liên kết với nhau. Sự đấu đá, mất đoàn kết trong nội bộ ngành đã làm ảnh hưởng uy tín cá tra trên thị trường thế giới, việc ổn định chất lượng và phát triển thị trường tiêu thụ một cách bền vững trở nên khó khăn.
- Trong thanh toán tiền hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ và chuyển tiền là phổ biến nhất. 81.5% doanh nghiệp được khảo sát sử dụng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ, 33.8% doanh nghiệp sử dụng phương thức chuyển tiền, còn phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ chiếm 20% (bảng 2.20). Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc sử dụng các công cụ để tránh rủi ro biến động tỷ giá hối đoái chẳng hạn như nghiệp vụ option, future, Swap...