2.1. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ
2.1.3.2 Phân chia lợi ích từ hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL
Theo nghiên cứu Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL của Võ Thị Thanh Lộc năm 2009, với dữ liệu giá cả và chi phí thời điểm 2007 – 2008, lợi nhuận và thu nhập trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL phân bố chưa hợp lý giữa các tác
nhân trong chuỗi. Với kênh phân phối của cá tra từ người nuôi đến trực tiếp công ty chế biến xuất khẩu, cơng ty chế biến xuất khẩu có lợi nhuận cao hơn hộ nuôi (bảng 2.8).
Bảng 2.8: Phân chia giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL Tác nhân Tác nhân
Chỉ tiêu Nông dân Công ty chế biến Tổng
Người nuôi cá tra => Công ty chế biến => Xuất khẩu => Người tiêu dùng nước ngoài.
Giá bán 14,500 18,150 Chi phí mua đầu vào 12,600 14,500
Giá trị gia tăng 1,900 3,650 5,550
% Giá trị gia tăng 34.2 65.8 100
Chi phí tăng thêm 1,500
Giá trị gia tăng thuần 1,900 2,150 4,050
% Giá trị gia tăng thuần/kg 46.9 53.1 100
Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc, 2009, Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế TW, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Số 26, tháng 5+ 6/2009, trang 32-42.
Cũng theo nghiên cứu này, mặc dù người ni có tỷ trọng lợi nhuận/kg không khác nhiều so với công ty chế biến nhưng tỷ trọng lợi nhuận/hộ nuôi rất thấp (0.6%) trong khi chỉ tiêu này trên một nhà chế biến lên đến 99.4%.
Dựa theo nghiên cứu trên, tác giả đã phân chi lợi ích giữa hộ ni và cơng ty chế biến trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL năm 2011 với các số liệu sau:
- Giá bán cá tra nguyên liệu trung bình năm 2011: 25,500 đồng/kg (đồ thị 2.11) - Giá thành cá tra nguyên liệu năm 2011: 22,313 đồng/kg (đồ thị 2.11)
- Giá bán cá tra thành phẩm xuất khẩu trung bình năm 2011: 2.34 USD/kg, tương
đương 48,422 đồng/kg (đồ thị 2.2)
- Chi phí tăng thêm: 8,700 đồng/kg. Chi phí này tính trung bình tại các doanh
Bảng 2.9: Phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL năm 2011 Tác nhân Tác nhân
Chỉ tiêu Nông dân Công ty chế biến Tổng
Người nuôi cá tra => Công ty chế biến => Xuất khẩu => Người tiêu dùng nước ngoài.
Giá bán 25,500 48,422 Chi phí mua đầu vào 22,313 25,500
Giá trị gia tăng 3,187 23,422 26,609
% Giá trị gia tăng 11.98 88.02 100
Chi phí tăng thêm 8,700
Giá trị gia tăng thuần 3,187 14,722 17,909
% Giá trị gia tăng thuần/kg 17.80 82.20 100
Nguồn: Nghiên cứu và tính tốn của tác giả.
Qua bảng 2.9, giá trị gia tăng thuần người nuôi luôn thu được ít hơn công ty chế
biến. Công ty chế biến chiếm 82.20% giá trị gia tăng thuần, trong khi người nuôi chỉ chiếm 17.8%. Qua đó cho thấy lợi nhuận và chuỗi thu nhập phân bố chưa hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi, chủ yếu tập trung vào công ty chế biến. Với tỷ trọng lợi nhuận và thu nhập mất cân đối giữa các tác nhân trong chuỗi như trên cho thấy tính kém bền vững trong chuỗi.
Bảng tính trên đây với những số liệu thu thập tại thời điểm cá tra đang được bán
trên giá thành. Những thời điểm cá tra bán dưới giá thành (kể từ tháng 3/2008 đến nay) thì người ni khơng những khơng cịn được hưởng phần nào trong chuỗi giá trị gia tăng mà còn lỗ nặng. Điều này càng cho thấy mức độ trầm trọng của sự mất cân đối trong phân
chia lợi nhuận, bởi đã không đủ bù đắp rủi ro cho người nuôi, tác nhân chịu nhiều rủi ro
nhất trong các tác nhân tạo ra chuỗi giá trị gia tăng. Nhiều người nuôi đã khơng cịn mặn mà với nghề ni cá tra nữa.
Bên cạnh đó, sự biến động của các yếu tố đầu vào và đầu ra của chuỗi giá trị cá tra (các loại chi phí, giá bán, giá xuất khẩu...) sẽ ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi và phân chia lợi ích trong chuỗi. Những yếu tố này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần 2.2 dưới góc độ yếu tố tác động.