2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG
2.2.1.2 Ngữ cảnh của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra
2.2.1.2.1. Thực trạng chế biến cá tra xuất khẩu.
Có thể nói rằng hiếm có ngành sản xuất nào trong nước đạt tốc độ tăng đầu tư
nhanh như chế biến cá tra. Từ 15 nhà máy với công suất 77,880 tấn/năm vào năm 2000, đến năm 2007 là 64 nhà máy, công suất đạt 682,300 tấn sản phẩm mỗi năm. Đến nay, toàn vùng ĐBSCL có 104 nhà máy chế biến cá tra với công suất lên đến 1.5 triệu tấn thành phẩm/năm. Đa số những nhà máy chế biến này được đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến cho phép tự động hóa nhiều cơng đoạn trong
quy trình chế biến như: phi lê tự động, máy lạng da, hệ thống cấp đông IQF nhập khẩu từ Đức/Nhật Bản, máy dò kim loại, máy hút chân khơng, máy đóng gói, thiết bị kiểm
tra vi sinh và dư lượng kháng sinh, hệ thống xử lý để xử lý nước và nước thải. Hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) và được cấp chứng nhận, cấp code xuất đi thị trường EU. Trong 65 doanh
nghiệp được khảo sát, có đến 64 doanh nghiệp đã có chứng nhận HACCP, 63 doanh nghiệp đã có code xuất khẩu đi thị trường EU. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu
của một số thị trường, nhiều nhà máy còn áp dụng những tiêu chuẩn khác trong chế biến cá tra xuất khẩu như: IFS, BRC, HALAL, ISO, SQF, SA8000... (xem nội dung các tiêu chuẩn này tại phụ lục 7)
Ngoài những kết quả đạt được, hoạt động chế biến xuất khẩu cá tra vẫn cịn một số hạn chế, đó là:
Sự mất cân đối giữa năng lực sản xuất chế biến và khả năng cung ứng nguyên liệu. Theo lý thuyết, khoảng 2.0kg cá nguyên liệu cho ra 1kg cá phi lê thành phẩm (tính chung cho phi lê chỉnh hình hồn tồn và phi lê khơng chỉnh hình) thì sản lượng cá nguyên liệu ở ĐBSCL năm 2011 phải đạt 3.0 triệu tấn mới đủ cho các nhà máy chế biến, nhưng thực tế thì thấp hơn nhiều (chỉ đạt xấp xỉ 1.2 triệu tấn), đồng nghĩa với các nhà máy chạy không hết công suất (chỉ khoảng 40% công suất thiết kế). Tuy nhiên, nhu cầu nguyên liệu đáp ứng cho chế biến còn phụ thuộc vào đầu ra của sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp khơng có đầu ra, khơng có hợp đồng xuất khẩu thì cũng khơng có
nhu cầu về nguyên liệu đầu vào.
Theo kết quả khảo sát thực tế, có 64.6% doanh nghiệp khảo sát tự chủ được
39.8% nhu cầu nguyên liệu sản xuất. Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu không ổn định (bảng 2.16). Thiếu nguyên liệu cho sản xuất làm cho doanh nghiệp không thể đáp ứng đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy cho khơng có ngun liệu sản xuất trong thời gian qua.
Bảng 2.16: Đánh giá mức độ đáp ứng nguyên liệu cho chế biến.
Mức độ đáp ứng nguyên liệu Số doanh nghiệp Tỷ trọng %
Luôn đầy đủ nguyên liệu chế biến 0 0.0 Nguyên liệu đáp ứng trên 70% nhu cầu 37 56.9 Nguyên liệu đáp ứng từ 50-70% nhu cầu 19 29.2 Nguyên liệu đáp ứng dưới 50% nhu cầu 9 13.8
Tổng cộng 65 100.0
Ngoài nguồn nguyên liệu tự chủ từ vùng nuôi riêng, hầu hết các doanh nghiệp (98.5%) thu mua nguyên liệu trực tiếp từ ao nuôi của nông dân, trong đó có một số
nhỏ doanh nghiệp (18.5%) có liên kết với người nuôi để cung ứng cá nguyên liệu phục vụ sản xuất (bảng 2.17). Những doanh nghiệp có được nguyên liệu đáp ứng trên 70% nhu cầu là những doanh nghiệp có vùng ni riêng và có liên kết với nông dân trong việc bao tiêu sản phẩm.
Bảng 2.17: Nguồn cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp.
Nguồn cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp Tần số Tỷ lệ %
Trực tiếp từ ao nuôi của nông dân 64 98.5
Qua thương lái 0 0
Doanh nghiệp có vùng ni riêng. 42 64.6 Liên kết với nông dân 12 18.5
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.
Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá tra ồ ạt, thiếu quy hoạch và chưa gắn kết với nguồn nguyên liệu đã dẫn tới hậu quả xấu là lúc thì tranh mua nguyên liệu đẩy giá cá lên cao, lúc thì tranh bán với khách hàng nước ngồi đẩy giá xuất khẩu xuống
thấp, sau đó quay lại kéo giá mua cá của nông dân rớt xuống thê thảm. Sự thiếu hụt
nguyên liệu đã ảnh hưởng đến chất lượng cá tra thành phẩm (nguồn cá nguyên liệu
không ổn định, cá tạp, cá chết được pha trộn với cá sống), bên cạnh đó cịn khiến
nhiều nhà máy phải tạm thời đóng cửa và một số nhà máy lâm vào nguy cơ phá sản. Việc một số nhà máy mới ra đời khơng có khách hàng ổn định ban đầu, hoạt động dưới công suất dẫn đến việc phải nhận gia công chế biến cho các công ty thuần
túy thương mại, thậm chí khơng được tham gia kiểm sốt chất lượng sản phẩm, để cho các cơng ty thương mại thao túng, chế biến sản phẩm kém chất lượng, chào giá thấp để dễ bán, làm ảnh hưởng uy tín cá tra Việt Nam. Điều này được minh chứng qua nhiều
lần cá tra bị nói xấu tại thị trường Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, UAE, Đức...
Công tác kiểm tra chất lượng cho lô hàng cá tra trước khi xuất khẩu còn nhiều bất cập, nhiều lô hàng chất lượng thấp, tỷ lệ mạ băng vượt mức quy định cho phép,
ngâm hóa chất tăng trọng... nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận Sức khỏe (Health
Certificate) để xuất khẩu. Chính những lơ hàng kém chất lượng này đã làm ảnh hưởng
đến hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới, trách nhiệm này thuộc về Cục quản lý Chất
2.2.1.2.2. Thực trạng công tác tổ chức xuất khẩu cá tra ĐBSCL.
Theo thống kê, hiện có tới 272 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra nhưng chỉ 38% trong số này là thuộc hội viên của VASEP, có nhà máy chế biến, có vùng nguyên liệu, có thị trường. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tham gia xuất khẩu trực tiếp. Phương thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu, nhà phân phối nước ngoài. Top 20 doanh nghiệp hàng đầu chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu đóng vai trị trong việc họp bàn thống nhất giá sàn xuất khẩu cá tra
định kỳ 6 tháng 1 lần.
Bảng 2.18: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu.
Đvt: triệu USD
STT Năm 2010 Năm 2011 8 tháng đầu năm 2012 1 Vĩnh Hoàn 126.4 Vĩnh Hoàn 150.8 Vĩnh Hoàn 103.4 2 Hùng Vương 100.8 Hùng Vương 123.5 Hùng Vương 76.5 3 Anvifish 61.7 Agifish 84.0 AGIFISH 65.7 4 Agifish 58.8 Anvifish 83.1 ANVIFISH 57.3 5 Nam Việt 58.2 South Vina 48.6 NTSF 38.5 6 TS Cửu Long 48.3 Nam Việt 47.7 Nam Việt 35.9 7 Bianfish 43.9 IDI Corp 47.2 IDI Corp 32.3 8 NTFS 37.1 Bianfish 45.4 CADOVIMEX 30.6 9 South Vina 35.4 TS Cửu Long 44.5 CL-FISH 29.3 10 IDI Corp 34.9 Hùng Cá 42.6 Đại Thành 27.8 Tổng 605.5 Tổng 717.4 Tổng 497.4
Toàn ngành 1,427.0 Toàn ngành 1,806.0 Toàn ngành 1,150.0
Tỷ trọng 42.43% Tỷ trọng 39.72% Tỷ trọng 43.25%
Nguồn: Tổng hợp từ VASEP
Các doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu cá tra. Năm 2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu sang 136 thị trường. Tính
đến nay, cá tra đã có mặt trên 141 nước và khu vực trên thế giới. Việc áp dụng giá sàn
xuất khẩu cho cá tra từ năm 2011 đã góp phần làm tăng giá xuất khẩu, đồng thời giảm
đi một lượng lớn doanh nghiệp làm ăn khơng chân chính, cạnh tranh khơng lành mạnh
tham gia vào xuất khẩu mặt hàng này.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng mơ hình liên kết gắn chặt chẽ các khâu trong chuỗi hoạt động xuất khẩu cá tra, làm tăng hiệu quả xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu cá tra sạch “từ ao ni đến bàn ăn” và có khi các thị trường còn yêu cầu cá tra
sạch “từ con giống đến bàn ăn”. Điển hình trong mơ hình liên kết này có thể kể đến
các cơng ty Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Agifish, Sài Gịn – Mê Kơng, Hồng Long Seafood.... Họ đã xây dựng vùng ni đạt chuẩn Global GAP, ASC... thậm chí đầu tư trại sản xuất cá tra bột, cá tra giống sạch bệnh, đạt chứng nhận Global GAP, nguồn cá tra nguyên liệu sạch trong ao đã đáp ứng được đến 50-60% nhu cầu nguyên liệu của
nhà máy, cùng với quy trình chế biến khép kín, hiện đại (áp dụng nhiều chương trình quản lý chất lượng như: Golbal GAP, HACCP, BRC, IFS, GMP, ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, HALAL, ISO 17025... ), chế biến ra những sản phẩm chất lượng, an toàn
đến với người tiêu dùng. Dưới đây là minh họa quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất
thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, basa lớn nhất Việt Nam
của công ty Hùng Vương.
Mơ hình 2.12: Quy trình sản xuất cá tra khép kín của cơng ty Hùng Vương
Nguồn: http://www.hungvuongpanga.com/vi/gioi-thieu/quy-trinh-san-xuat-khep- kin.html
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì khi nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, có thể thấy các doanh nghiệp vẫn cịn nhiều bất cập như:
- Sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước. Có thể nói Việt Nam độc quyền cung cấp cá tra trên thị trường thế giới, nhưng các doanh
nghiệp trong nước lại lựa chọn cạnh tranh nhau bằng giá để tranh nhau bán, lấy thị
trường và đối thủ cạnh tranh làm căn cứ để định giá xuất khẩu đã làm các doanh
nghiệp đứng vào thế bị động trong cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Theo kết quả khảo sát thực tế, 44.6% doanh nghiệp lấy thị trường làm căn cứ định giá, 58.5% doanh nghiệp căn cứ theo giá đối thủ cạnh tranh (bảng 2.19). Hạ giá kéo theo hạ chất lượng
sản phẩm, nên việc sử dụng chất cấm đã xảy ra, rồi bán nước đá thay vì bán cá... Các nước nhập khẩu cá tra Việt Nam tăng cường biện pháp kiểm tra, hàng loạt container hàng bị trả về hoặc hủy tại chỗ. Hậu quả là con cá tra liên tục hứng chịu các cuộc điều tra chống bán phá giá, bị kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt hơn, nguy cơ mất thị trường hiển hiện.
Bảng 2.19: Cơ sở định giá sản phẩm cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp.
Cơ sở định giá Tần suất Tỷ lệ (%)
Theo chi phí 30 46.2
Theo giá đối thủ cạnh tranh 29 44.6 Theo giá thị trường 38 58.5 Theo chi phí cận biên 8 12.3
Khác 2 3.1
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.
Như trên đã phân tích, hiện có gần 300 doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu cá tra lớn nhỏ, trong đó có gần 2/3 khơng có nhà máy, khơng có vùng ni, chỉ tham gia mơi giới và mua bán. Các công ty môi giới làm ăn kiểu chụp giật, chào bán giá thấp để tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, sau đó liên kết với những nhà máy mới ra đời khơng có khách hàng ổn định để gia công sản phẩm, mượn code của nhà máy khác để xuất hàng. Chính những cơng ty thương mại, môi giới này đã gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng
đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Hậu quả của sự cạnh tranh không lành mạnh này đã xảy ra tại thị trường Nga cuối năm 2008, khi mà chất lượng cá tra ngày càng giảm sút buộc phía Nga đóng cửa thị trường nhập khẩu cá tra, khiến xuất khẩu cá tra năm 2009 gặp khủng hoảng. Bài học đắt giá như vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn không rút ra được kinh nghiệm để
liên kết với nhau. Sự đấu đá, mất đoàn kết trong nội bộ ngành đã làm ảnh hưởng uy tín cá tra trên thị trường thế giới, việc ổn định chất lượng và phát triển thị trường tiêu thụ một cách bền vững trở nên khó khăn.
- Trong thanh tốn tiền hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ và chuyển tiền là phổ biến nhất. 81.5% doanh nghiệp được khảo sát sử dụng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ, 33.8% doanh nghiệp sử dụng phương thức chuyển tiền, cịn phương thức thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ chiếm 20% (bảng 2.20). Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc sử dụng các công cụ để tránh rủi ro biến động tỷ giá hối đoái chẳng hạn như nghiệp vụ option, future, Swap...
Bảng 2.20: Hình thức thanh tốn quốc tế doanh nghiệp áp dụng.
Hình thức Tần số Tỷ lệ %
Chuyển tiền T/T 22 33.8 Tín dụng chứng từ L/C 53 81.5 Nhờ thu CAD 13 20.0
Hình thức khác 0 -
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chưa chú trọng hệ thống phân phối của mình tại nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản qua trung gian là các công ty thương mại, phân phối nước ngồi chứ chưa tính đến việc thâm nhập
vào các mắc xích trong hệ thống phân phối của chuỗi cung ứng, chính điều này khiến doanh nghiệp khó nắm bắt được khuynh hướng tiêu dùng của thị trường mục tiêu, bị động trong bán hàng, sản xuất. Qua cuộc khảo sát các doanh nghiệp cho thấy, có đến
89.2% doanh nghiệp phân phối sản phẩm cá tra thông qua nhà nhập khẩu nước ngồi, 21.5% thơng qua đại lý phân phối chuyên nghiệp ở nước ngoài, 7.7% bán trực tiếp đến các siêu thị, 6.2% doanh nghiệp xây dựng được chi nhánh bán hàng ở nước ngoài
(bảng 2.21).
Bảng 2.21: Kênh phân phối cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp.
Kênh phân phối Tần suất Tỷ lệ (%)
Thông qua nhà nhập khẩu người nước ngoài 58 89.2 Thông qua đại lý phân phối 14 21.5 Thành lập chi nhánh bán hàng ở nước ngoài 4 6.2 Trực tiếp đến các siêu thị, nhà hàng. 5 7.7
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế.
Công tác tổ chức xuất khẩu cá tra thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc đưa cá tra thâm nhập thị trường thủy sản thế giới. Tuy nhiên qua thực
tiễn cho thấy tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp trong nước cịn kém, tính liên
kết trong chiến lược xuất khẩu còn yếu, nên hiệu quả xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp.
2.2.1.2.3. Công tác marketing xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Thời gian qua, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc
xây dựng và phát triển thương hiệu, 69.01% doanh nghiệp được khảo sát đối với vấn đề thương hiệu rất quan trọng, 29.6% là khá quan trọng. Các doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tiến hành các chiến lược marketing, đẩy
mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, cùng với nỗ lực của Tổng cục Thủy sản và
VASEP, hình ảnh cá tra Việt Nam đã để lại ấn tượng nhất định đối với người tiêu dùng và nhà nhập khẩu, phân phối nước ngồi. Thơng qua các hội chợ, triễn lãm thủy sản quốc tế, các doanh nghiệp đã mở ra nhiều thị trường mới và cơ hội kinh doanh tiềm
năng cho cá tra, ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu giá trị.
Dưới sự hỗ trợ của Tổng cục Thủy sản, VASEP, Hiệp hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), hội chợ Vietfish được tổ chức hàng năm để quảng bá các doanh nghiệp và sản phẩm của ngành nói chung, sản phẩm cá tra nói riêng. Những trang web của những cơ quan này cũng là một công cụ quảng bá sản phẩm cá tra đến các thị trường và
người tiêu dùng nước ngoài: www.fistenet.gov.vn, www.vasep.com.vn, www.pangasius-vietnam.com, www.vietfish.com.vn... Bên cạnh đó, các cơ quan báo
chí và truyền thơng Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào việc truyền bá và xây dựng thương hiệu cá tra. Điển hình là sự kiện cá tra bị đưa vào danh sách đỏ của WWF khiến người tiêu dùng châu Âu e dè khi nhắc tới sản phẩm cá tra Việt Nam. Nhờ sự tác
động mạnh mẽ của báo chí trong nước tích cực tuyên truyền và bào chữa để phục hồi
lòng tin của người tiêu dùng, cộng với sự vào cuộc của các cơ quan hữu quan phía Việt Nam, WWF quốc tế đã phải tìm hiểu thêm thơng tin về ngành sản xuất cá tra tại Việt Nam. Kết quả là WWF đồng ý đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh mục đỏ trong