Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm đất đai của huyện

Đất đai là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống sản xuất của con người, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất, vì vậy đất đai có tác động lớn đến sản xuất.

Phúc Thọ có diện tích đất tự nhiên 11.719,27 ha. Qua bảng 3.1, nói lên hiện trạng sử dụng đất của Huyện trong hai năm 2013 và 2014 khơng có sự thay đổi nhưng cơ cấu lại thay đổi qua các năm theo sự biến động và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Theo đó trong 2 năm gần đây, diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm, thay vào đó là sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp (đất chuyên dùng và đất thổ cư). Cụ thể:

Năm 2014, tổng diện tích tồn huyện Phúc Thọ là 11.719,27 ha; trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 6478,99 ha chiếm 55,28%; đất phi nơng nghiệp là 4715,03 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 525,17 ha. Năm 2015, tổng diện tích đất nơng nghiệp là 11.719,27 ha; trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 6.462,58

ha chiếm 55,13%; đất phi nông nghiệp 4.986,25 ha chiếm 42,54% và diện tích đất chưa sử dụng là 270,44 ha. Như vậy tổng diện tích đất của tồn huyện qua 2 năm khơng thay đổi, trong đó diện tích đất nơng nghiệp năm 2014 giảm 10% so với năm 2013, diện tích đất phi nơng nghiệp tăng 0,9% và đất chưa sử dụng giữ nguyên 4,48%.

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất của Huyện Phúc Thọ

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh %

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích đất 11.719,27 100 11.719,27 100 11.719,27 100 100 100 100 1. Nông nghiệp 6.490,2 55,4 6478,99 55,28 6.462,58 55,13 99,82 99,74 99,78 - Đất trồng cây hàng năm 5.833,6 89,89 5798,91 89,5 5669,06 87,72 99,4 97,76 98,58 - Đất NN khác 656,6 10,11 680,08 10,5 793,52 12,28 103,57 116,68 110,125 2. Đất phi nông nghiệp 4.715,11 40,2 4715,11 40,23 4.986,25 42,54 100 105,75 102,87 3. Đất chưa sử dụng 513,96 4,4 525,17 4,49 270,44 2,33 102,18 51,49 76,87 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ (2013 – 2015 ) 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện

Tính đến hết năm 2015, tổng dân số huyện Phúc Thọ là 182.759 người, trong đó dân số khu vực thành thị là 8335 người, dân số thuộc khu vực nông thôn là 174.424 người. Tốc độ tăng dân số bình quân của huyện qua 3 năm là 1,02%/năm, trong đó: dân số khu vực thành thị và dân số khu vực nơng thơn có tốc độ tăng bình quân là 1,02%/năm, riêng năm 2014 tỷ lệ tăng 1,01%.

Bảng 3.3: Tình hình dân số huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số người Cơ cấu

(%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng số 177.529 100 179.759 100 182.759 100 101,2 101,6 101,4

I. Phân theo giới tính

- Nam 85.979 48,43 87.848 48,87 90.114 49,01 102,2 102,6 102,4

- Nữ 91.550 51,57 91.911 51,13 92.645 50,69 100,4 100,8 100,6

II. Phân theo khu vực

- Thành thị 8.126 4,58 8.327 4,63 7.377 4,43 102,5 88,6 95,55

- Nông thôn 169.403 95,42 171.432 95,37 159.184 95,57 101,2 92,8 97 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ (2013 – 2015 )

Về lao động: nguồn lao động của huyện Phúc Thọ năm 2014 là 111.482 người, chiếm 61% dân số tồn huyện. Trong đó lao động trong độ tuổi có việc làm chiếm 86%. Lao động chưa có việc làm năm 2014 là 6.709 người, chiếm tỷ lệ là 6,0%. So với các huyện trên địa bàn Hà Nội thì tỷ lệ lao ðộng chýa có việc làm là týõng ðối cao.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của huyện

Trong những năm qua cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật ở Phúc Thọ được đầu tư và phát triển không ngừng để phục vụ cho sản xuất, dân sinh. Năm 2013, giá trị xây dựng ước 510 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch. Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện đúng quy trình trong xây dựng cơ bản. Phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc hoàn thiện hồ sơ hai đồ án: Quy hoạch chung xây dựng huyện và Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ trình UBND Thành phố phê duyệt. Thẩm định 270 cơng trình xây dựng cơ bản; đơn đốc các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình trên địa bàn huyện.

Hầu hết đường làng ngõ xóm được bê tống hóa, lát gạch khang trang, sạch đẹp. Hệ thống đề, kè, cống, kênh mương được kiên cố hóa đảm bảo an tồn cho các cơng trình thủy lợi, nâng cao chất lượng phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Huyện có đập Đáy, kênh Cẩm Đình – Hiệp Thuận dẫn nước từ sơng Hồng vào sông Đáy, với cảnh quan đẹp, hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn.

Bên cạnh đó, các cơng trình như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cụm dân cư, đài truyền thanh, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn,… cũng được đầu tư khang trang, góp phần thay đổi diện mạo của huyện.

3.1.2.4. Hệ thống y tế và giáo dục a. Ngành y tế

Mạng lưới y tế được bố trí hợp lý từ huyện đến xã, 100% xã có trạm y tế. Huyện có một bệnh viện với 120 giường, 23 trạm y tế ở các xã và thị trấn với 120 giường bệnh. Tổng số cán bộ y tế năm 2013 là 262 người, trong đó cán bộ y tế của Nhà nước là 125 người và 137 người làm việc ở các cơ sở dân lập; đến năm 2014 con số này là 273 người, trong đó cán bộ y tế làm trong Nhà nước là 129 người, cán bộ y tế làm ngoài là 144 người.

Huyện Phúc Thọ cũng đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, đã có 20/23 trạm y tế được nâng cấp và xây dựng mới. Trong những năm gần đây, các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được thực hiện và có những kết quả đáng ghi nhận. Cơ sở vật chất bệnh viện và

các phòng khám khu vực được tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh có chuyển biến khá ở tất cả các cơ sở y tế đến huyện và xã. Các chương trình y tế cộng đồng, y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường... đều được huyện tổ chức triển khai và đạt kết quả, đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

b. Giáo dục đào tạo

Từ nhiều năm nay, huyện Phúc Thọ ln duy trì và củng cố hệ thống giáo dục hồn chỉnh có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông với tổng số 72 trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Hồn thành chương trình, nhiệm vụ năm học 2014 – 2015; tổ chức tốt các cuộc thi giáo viên, học sinh giỏi cấp huyện và dự thi cấp Thành phố (10 giáo viên, 137 học sinh đạt giải cấp Thành phố); tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2014 - 2015. Xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 98,6%; học sinh thi nghề phổ thông đạt 99,6% khá, giỏi. Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT an toàn, đúng quy chế, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 97,09%.

Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu về giáo dục của huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

I. Số trường 50 50 50 1. Tiểu học 24 24 24 2. Trung học cơ sở 23 23 23 3. Trung học phổ thông 3 3 3 II. Số phòng học 658 720 792 1. Tiểu học 355 361 366 2. Trung học cơ sở 212 268 338 3. Trung học phổ thông 91 91 88 III. Số lớp học 754 764 775 1. Tiểu học 380 380 388 2. Trung học cơ sở 273 278 275 3. Trung học phổ thông 101 106 112

IV. Số giáo viên 1.759 1.742 1.503

1. Tiểu học 743 737 614 2. Trung học cơ sở 775 769 654 3. Trung học phổ thông 241 236 235 V. Số học sinh 28.272 28.218 28.144 1. Tiểu học 12.781 12.755 12.701 2. Trung học cơ sở 10.493 10.474 9.998 3. Trung học phổ thông 4.998 4.989 5.445

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 51 - 55)