Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tinh thức cấp là những thông tin đã được công bố trên các nghiên cứu, thu thập thông tin thứ cấp dựa trên nhiều nguồn khác nhau. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Bảng thu thập tài liệu, số liệu đã công bố

Nơi thu thập Thông tin

- Internet, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu và các tổ chức có liên quan.

- Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý đường giao thông liên thôn.

- Các phòng ban: Phòng thống kê, Phòng kinh tế, Phòng kinh tế hạ tầng huyện Phúc Thọ; các báo cáo của UBND huyện Phúc Thọ và của Ban quản lý dự án giao thông huyện.

- Các số liệu liên quan đến đất đai, dân số, lao động, việc làm và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phúc Thọ.

- Các số liệu liên quan đến thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống giao thông liên thôn trên địa bàn huyện Phúc Thọ: tỷ lệ góp vốn , góp ngày công lao động của người dân, cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm…

- Báo cáo của UBND các xã Ngọc Tảo, Hiệp Thuận và Liên Hiệp

- Các số liệu liên quan đến hiện trạng các tuyến đường giao thông liên thôn của các xã nghiên cứu và công tác xây dựng, quản lý những tuyến đường này trong những năm qua.

3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Các số liệu mới được thu thập bằng cách điều tra hộ nông dân tại các điểm đã được chọn nghiên cứu. Để đánh giá ứng xử của người dân trong các hoạt động xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, nghiên cứu tiến hành điều tra 90 hộ ở 3 xã (Ngọc Tảo, Hiệp Thuận, Liên Hiệp) thuộc huyện Phúc Thọ.

Tiêu chuẩn chọn hộ điều tra: để thu thập thông tin đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các hộ nông dân được chọn dựa trên các tiêu chí như hộ có tuyến đường giao thông nông thôn đi qua và hộ thuộc các địa bàn chưa có tuyến đường giao thông nông thôn đi qua; hộ thuộc các nhóm kinh tế khác nhau: khá, trung bình và người nghèo.

Phương pháp điều tra:

- Điều tra thử: tại mỗi xã được chọn nghiên cứu tiến hành điều tra thử 5 hộ nông dân theo biểu mẫu câu hỏi trong phiếu điều tra, trên cơ sở đó hoàn thiện phiếu điều tra;

- Điều tra chính thức: nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ; - Các bước tiến hành: điều tra thử, điều tra chính thức, phỏng vấn trực tiếp các hộ theo biểu mẫu câu hỏi trong phiếu điều tra. Các hộ được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.

Bên cạnh đó, để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng hệ thống giao thông nông thôn chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ thôn ở các xã chọn điểm nghiên cứu. Ở mỗi xã chúng tôi lựa chọn 2 cán bộ xã là Chủ tịch xã và cán bộ địa chính, tiến hành phỏng vấn một số cán bộ thôn mỗi xã để thu thập thông tin. Cơ cấu mẫu điều tra thể hiện trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Phân bổ mẫu điều tra

ĐVT: người

STT Đối tượng điều tra Xã

Hiệp Thuận Xã Ngọc Tảo Xã Liên Hiệp Tổng 1 Cán bộ xã 2 2 2 6 Chủ tịch xã 1 1 1 3 Cán bộ địa chính 1 1 1 3 2 Cán bộ thôn 4 4 5 13 3 Người dân 30 30 30 90 Tổng số mẫu 36 36 37 109

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 59 - 60)