Chính sách, pháp luật của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 94 - 95)

Một chủ trương lớn của Đảng về phát triển nông thôn cần có những văn bản chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, chủ trương của nhà nước cần được cụ thể hóa từng hạng mục thực hiện. Một trong những điều rất quan trọng để tạo ra được sự thành công của các chương trình, dự án ở nông thôn là nhận được sự ủng hộ của chính cộng đồng, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, chính quyền Thành phố. Được cụ thể hóa bằng các văn bản, Quyết định của Thành phố áp dụng đối với các dự án kiên cố hóa mặt đường xã và đường thôn bản; xây dựng, sửa chữa các cầu nhỏ, đường tràn, cống qua đường, hệ thống rãnh thoát nước trên các tuyến đường huyện, đường xã (theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mở mới đường thôn (bản) trên địa bàn các xã, trên cơ sở căn cứ: Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

% ý kiến 87.78 78.89 61.11 77.78 8.89 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00

Đúng đắn, thiết thực Tác động tích cực Quy hoạch cụ thể, hợp lý

Người dân được tham gia

Mang tính áp đặt

Biểu đồ 4.7. Đánh giá về tính hợp lý và pháp chế của chủ trương xây dựng hệ thống GTNT

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Không như những đề án khác, đề án xây dựng hệ thống giao thông nông thôn mang tính chất của một dự án có sự tham gia nhiều hơn dự án mang tính chất mệnh lệnh. Có tới 87,8% số ý kiến đánh giá chủ trương xây dựng là đúng

đắn và thiết thực, xuất phát từ thực tế và nhu cầu của người dân; 78,9% người dân đánh giá chủ trương xây dựng là mang lại những tác động tích cực và hiệu quả; quan trọng nhất là dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhưng người dân được tham gia ý kiến vào quy hoạch và triển khai thực hiện, đóng góp nguồn lực thực hiện một cách tự nguyện. Ðể một dự án vì người dân có sự đồng thuận cao thì điều quan trọng nhất là dự án phải dựa vào nhu cầu thực tế của người dân, lấy người dân làm trọng tâm trên nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 94 - 95)