Đánh giá của người dân về mức độ đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

STT Tiêu chí đánh giá

Hiệp Thuận Ngọc Tảo Liên Hiệp Tính chung

SL

(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%)

1 Về mức đóng góp cơng LĐ Quá nhiều 4 13,33 6 20 3 10 13 14,44 Hợp lý 19 63,33 13 43,33 22 73,33 54 60,00 Ít 7 23,33 11 36,67 5 16,67 23 25,56 2 Về kinh phí đóng góp Quá cao 5 16,67 8 26,67 4 13,33 17 18,89 Vừa phải 16 53,33 17 56,67 20 66,67 53 58,89 Thấp 9 30,00 5 16,67 6 20,00 20 22,22

3 Giảm trừ cho hộ nghèo

75% 8 26,67 9 30,00 5 16,67 22 24,44

50% 13 43,33 11 36,67 18 60,00 42 46,67

25% 7 23,33 8 26,67 7 23,33 22 24,44

0% 2 6,67 2 6,67 0 0 4 4,44

Tổng số mẫu 30 100 30 100 30 100 90 100

Những khoản đóng góp của người dân để xây dựng đường nơng thơn cần đảm bảo tính cơng khai và hợp lý để mọi người dân có thể tham gia đóng góp và hồn thành trách nhiệm của mình. Việc miễn giảm số tiền đóng góp cho những hộ là hộ nghèo trên địa bàn các xã là một việc làm thể hiện tính nhân văn, tương thân tương ái sâu sắc nhưng vẫn đảm bảo tính cơng bằng và bình đẳng giữa các hộ trong thơn, trong xã. Mức độ giảm đóng góp cho hộ nghèo phụ thuộc vào sự thống nhất của địa phương nhưng có thể thấy mức đóng góp của hộ nghèo bằng 50% so với mức đóng góp của các nhóm hộ khá và hộ giàu là hợp lý, đảm bảo cho người nghèo cũng có thể tham gia đóng góp vào xây đựng hệ thống giao thơng nơng thơn. Việc tính tốn chi phí cho xây dựng cơng trình giao thơng nơng thơn cần những người có am hiểu và chun mơn về xây dựng, quy định định mức đóng góp cho từng người dân phải đảm bảo tính hợp lý, minh bạch, bình đẳng để mọi người đều có thể đóng góp cơng sức vào xây hệ thống đường giao thơng nơng thơn trên địa bàn mình đang cư trú. Chính quyền địa phương nên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức và tinh thần tự giác của người dân; gắn quyền lợi với trách nhiệm để người dân nêu cao tinh thần làm chủ, tự nguyện tham gia thực hiện xây dựng đường giao thơng nơng thơn góp phần hồn thành 1 số tiêu chí quan trọng về xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng nhằm thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo bước đà phát triển cho nông nghiệp, nông thôn, thay đổi bộ mặt nông thơn, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng nhận thức được trách nhiệm tham gia đóng góp cơng và tài chính trong xây dựng hệ thống giao thơng nông thôn ở địa phương là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Kết quả thăm dị ý kiến của người dân cho thấy, hiện tại vẫn còn 17,8% người dân cho rằng xây dựng hệ thống giao thông là trách nhiệm của nhà nước và các ban ngành; hơn 13% số ý kiến cho rằng xây dựng hệ thống giao thông nông thôn là trách nhiệm của người dân, đây là một tín hiệu tích cực. Tuy là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, nhà nước đã sử dụng một nguồn kinh phí rất lớn cho chương trình nhưng hiện tại vẫn cần một nguồn lực rất lớn từ người dân trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm.

Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành xây dựng có nhiều hoạt động diễn ra đồng thời; để thực hiện được hoạt động xây dựng dựa trên quy hoạch được thống nhất cần có sự đóng góp của người dân để đảm bảo đầy đủ các nguồn lực cần thiết. Kết quả khảo sát trong bảng 4.10 cho thấy có tới 96,7% số hộ tham gia

đóng góp cơng lao động gia đình trong quá trình xây dựng trong đó xã Hiệp Thuận là địa phương dẫn đầu với 100% số người dân tham gia. Tỷ lệ tham gia đóng góp kinh phí xây dựng phân bổ theo đầu người của các địa phương đạt tới 95,6% trong đó Liên Hiệp và Hiệp Thuận là 2 xã có tỷ lệ người dân tham gia đóng góp cao nhất. Ngồi ra, trong quá trình triển khai thực hiện người dân ở các địa phương cịn vận động người thân tham gia đóng góp kinh phí cũng như cơng lao động; vận động các cá nhân và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn đóng góp kinh phí để tăng thêm nguồn lực cho xây dựng hệ thống giao thông nơng thơn trên địa bàn. Một số người dân cịn tham gia Tổ giám sát cộng đồng nhằm giám sát q trình thi cơng để đảm bảo chất lượng cơng trình, tránh những thất thốt về ngun vật liệu thi cơng. Hoạt động giám sát cần được thực hiện một cách thường xuyên và giám sát ngay từ quá trình xây dựng quy hoạch và lập dự tốn kinh phí thực hiện đề án xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)