Quan điểm về vai trò quản lý hệ thống giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 88 - 91)

STT Chỉ tiêu

Xã Hiệp Thuận Xã Ngọc Tảo Xã Liên Hiệp Tính chung

SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%)

1 Trách nhiệm của Chính quyền địa phương 4 13,33 3 10,00 3 10,00 10 11,11

2 Trách nhiệm của cán bộ thôn, tổ dân phố 3 10,00 5 16,67 3 10,00 11 12,22

3 Trách nhiệm của người dân 4 13,33 5 16,67 4 13,33 13 14,44

4 Trách nhiệm của cộng đồng 16 53,33 14 46,67 17 56,67 47 52,22

5 Trách nhiệm của đơn vị thi công 2 6,67 1 3,33 3 10,00 6 6,67

6 Không cần quản lý 1 3,33 2 6,67 0 0,00 3 3,33

Tổng 30 100 30 100,00 30 100 90 100

Nắm được chủ trương, mục đích và tác động của xây dựng hệ thống giao thông nơng thơn; trên cơ sở tạo sự đồng tình và thống nhất sẽ đảm bảo cho thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng hệ thống giao thơng nơng thơn nói riêng và hồn thành đề án xây dựng nơng thơn mới trên phạm vi tồn quốc nói chung.

12.22

68.89 13.33

5.56

Trách nhiệm của nhà nước

Trách nhiệm Nhà nước và nhân dân Trách nhiệm của người dân

Trách nhiệm của các ban ngành

Biểu đồ 4.5. Quan điểm về trách nhiệm quản lý hệ thống GTNT

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2016) Nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần tiết kiệm ngân sách để đầu tư cho nhiều địa phương khác và thực hiện đồng thời nhiều chương trình phát triển kinh tế cũng như các hoạt động an sinh xã hội khác, đảm bảo mục tiêu phát triển không để nông thôn quá xa thành thị. Nâng cao ý thức và tinh thần tự giác của người dân để người dân thấy được trách nhiệm của mình trong xây dựng đường giao thơng nông thôn là giải pháp hiệu quả nhất trong huy động các nguồn lực của nhân dân. Để làm được việc đó, cơng tác tuyên truyền là hết sức quan trọng, cần quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền vận động kết hợp với hoạt động nêu gương để mọi người dân hiểu và thực hiện.

Sau khi xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống giao thông nông thôn tại các địa phương, bên cạnh sử dụng và khai thác không thể thiếu hoạt động quản lý và duy tu bảo dưỡng. Không giống như những tuyến đường quốc lộ được nhà nước hoặc các doanh nghiệp đầu tư khai thác sẽ có chủ thể và phương pháp quản lý cụ thể, hệ thống giao thơng nơng thơn có thể nói là có nhiều chủ thể có thể quản lý nhưng cũng có thể trong tình trạng khơng có ai quản lý. Hiện tại có

nhiều biện pháp quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn tại các địa phương, mỗi địa phương lại có những cách quản lý phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số các biện pháp quản lý hệ thông giao thơng nơng thơn thì biện pháp thành lập các tổ tự quản của các hội và đoàn thể trong thơn được 32,2% số người lựa chọn trong đó cao nhất là xã Hiệp Thuận với 36,7%. Giải pháp thành lập ban giám sát cộng đồng được hơn 31% số ý kiến người dân lựa chọn trong đó tỷ lệ lựa chọn biện pháp này ở xã Ngọc Tảo là cao nhất với 40% số ý kiến tán thành. Ngoài ra ở một số thơn cịn thành lập tổ tự quản của thôn hoạt động liên tục nhằm quản lý và giám sát q trình sử dụng hệ thống giao thơng nơng thơn nhằm đảm bảo quá trình sử dụng hợp lý, duy trì thời gian sử dụng của cơng trình.

Lựa chọn hình thức quản lý giao thơng nơng thơn như thế nào là do địa phương tự quyết định dựa trên việc thống nhất ý kiến của người dân và điều kiện thực tế của địa phương đó. Việc quản lý sử dụng hệ thống giao thông là cần thiết để tránh các cơng trình vừa xây dựng xuống cấp nhanh chóng gây lãng phí nguồn lực sử dụng. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc thành lập các tổ tự quản và giao cho các tổ tự quản lý các tuyến đường cụ thể trên địa bàn, các tuyến đường tự quản phải hoạt động thực sự có trách nhiệm chứ khơng chỉ dừng ở khẩu hiệu. Thành lập và kiện toàn các ban giám sát cộng đồng trong quản lý sử dụng các tuyến đường giao thông nông thôn, hoạt động của ban giám sát cộng đồng không chỉ giới hạn trong một số hoạt động mà còn phải nhân rộng và mang tính bao qt, đồng thời có các chế tài xử lý các vi phạm về sử dụng hệ thống giao thông nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 88 - 91)