Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 49)

3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phúc Thọ là huyện nằm ở phía Tây trung tâm Hà Nội, bên bờ hữu ngạn của con sông Hồng và sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; - Phía Tây giáp thị xã Tây Sơn;

- Phía Đông giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức; - Phía Nam giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai.

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phúc Thọ (2015)

Tính đến hết năm 2014, toàn huyện Phúc Thọ có diện tích là 118,62 km2

nơi có nhiều dự án công nghiệp. Đặc biệt khi quốc lộ 32 được hoàn thiện, Phúc Thọ sẽ là một trong những điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Phúc Thọ hiện nay là trên 600 USD/năm. Phúc Thọ là một huyện thuần nông, có đập Đáy, có công trình Kênh Cẩm Đình – Hiệp Thuận dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy, đây hứa hẹn là một điểm du lịch nổi tiếng.

3.1.1.2. Về địa hình

Huyện Phúc Thọ nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng và được chia thành hai vùng rõ rệt là vùng đồng và vùng bãi. Đất đai của huyện rất phì nhiêu, màu mỡ do được bồi đắp phù sa của 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Đáy và sông Tích nên rất thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện Phúc Thọ là một địa phương nằm trong vùng phân lũ của thành phố Hà Nội (với ½ số xã nằm trong vùng phần lũ) với nhiều tuyến đê dài trong đó có những đoạn rất xung yếu nên công tác xây dựng củng cố cơ sở hạ tầng trong huyện có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế.

3.1.1.3. Khí hậu – thủy văn

a. Khí hậu

Bảng 3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Phúc Thọ

Chỉ tiêu Các tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Nhiệt độ (0C) Trung bình 16,2 17,1 19,9 23,5 27,3 28,6 29,1 28,4 27,1 25,0 21,2 18,1 Cao nhất 30,2 32,8 32,1 36,3 39,1 39,6 38,4 36,7 34,7 34,1 32,7 30,7 Thấp nhất 5,1 5,5 9,6 13,2 17,5 19,6 20,8 22 16,8 11,4 8,6 5,5 2. Lượng mưa TB (mm) 25 11 150 125 114 217 339 364 82 110 30 34 3. Độ ẩm không khí (%) Trung bình 81 81 87 89 83 84 85 85 83 83 77 81 Thấp nhất 30 33 31 40 30 37 45 54 39 42 33 29 4. Số giờ nắng TB (giờ) 77 60 47 98 103 179 108 166 228 142 103 169

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia Huyện Phúc Thọ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11

đến tháng 5 năm sau. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo ra 4 mùa khá rơ: xuân – hạ - thu – đông.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C, biên độ trong năm khoảng

12 – 130C, biện độ giao động giữa ngày và đêm khoảng 6 – 70C. Độ ẩm trung

bình hàng năm của huyện và toàn thành phố Hà Nội là khoảng 82% và ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ giao động trong khoảng 77 – 87%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 – 1.600 mm.

b. Thủy văn

Huyện Phúc Thọ có hệ thống sông ngòi dày đặc, quan trọng nhất là sông Hồng, sông Đáy và sông Tích, có ảnh hưởng lớn đến chế độ thủy văn của Huyện. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô.

Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi vào mùa lũ đến. Chế độ thủy văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đê điều của huyện. Vào mùa khô, nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm đất đai của huyện

Đất đai là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống sản xuất của con người, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất, vì vậy đất đai có tác động lớn đến sản xuất.

Phúc Thọ có diện tích đất tự nhiên 11.719,27 ha. Qua bảng 3.1, nói lên hiện trạng sử dụng đất của Huyện trong hai năm 2013 và 2014 không có sự thay đổi nhưng cơ cấu lại thay đổi qua các năm theo sự biến động và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Theo đó trong 2 năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, thay vào đó là sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp (đất chuyên dùng và đất thổ cư). Cụ thể:

Năm 2014, tổng diện tích toàn huyện Phúc Thọ là 11.719,27 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6478,99 ha chiếm 55,28%; đất phi nông nghiệp là 4715,03 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 525,17 ha. Năm 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp là 11.719,27 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6.462,58

ha chiếm 55,13%; đất phi nông nghiệp 4.986,25 ha chiếm 42,54% và diện tích đất chưa sử dụng là 270,44 ha. Như vậy tổng diện tích đất của toàn huyện qua 2 năm không thay đổi, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2014 giảm 10% so với năm 2013, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 0,9% và đất chưa sử dụng giữ nguyên 4,48%.

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất của Huyện Phúc Thọ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh %

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích đất 11.719,27 100 11.719,27 100 11.719,27 100 100 100 100 1. Nông nghiệp 6.490,2 55,4 6478,99 55,28 6.462,58 55,13 99,82 99,74 99,78 - Đất trồng cây hàng năm 5.833,6 89,89 5798,91 89,5 5669,06 87,72 99,4 97,76 98,58 - Đất NN khác 656,6 10,11 680,08 10,5 793,52 12,28 103,57 116,68 110,125 2. Đất phi nông nghiệp 4.715,11 40,2 4715,11 40,23 4.986,25 42,54 100 105,75 102,87 3. Đất chưa sử dụng 513,96 4,4 525,17 4,49 270,44 2,33 102,18 51,49 76,87 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ (2013 – 2015 ) 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện

Tính đến hết năm 2015, tổng dân số huyện Phúc Thọ là 182.759 người, trong đó dân số khu vực thành thị là 8335 người, dân số thuộc khu vực nông thôn là 174.424 người. Tốc độ tăng dân số bình quân của huyện qua 3 năm là 1,02%/năm, trong đó: dân số khu vực thành thị và dân số khu vực nông thôn có tốc độ tăng bình quân là 1,02%/năm, riêng năm 2014 tỷ lệ tăng 1,01%.

Bảng 3.3: Tình hình dân số huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số người Cơ cấu

(%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng số 177.529 100 179.759 100 182.759 100 101,2 101,6 101,4

I. Phân theo giới tính

- Nam 85.979 48,43 87.848 48,87 90.114 49,01 102,2 102,6 102,4

- Nữ 91.550 51,57 91.911 51,13 92.645 50,69 100,4 100,8 100,6

II. Phân theo khu vực

- Thành thị 8.126 4,58 8.327 4,63 7.377 4,43 102,5 88,6 95,55

- Nông thôn 169.403 95,42 171.432 95,37 159.184 95,57 101,2 92,8 97 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ (2013 – 2015 )

Về lao động: nguồn lao động của huyện Phúc Thọ năm 2014 là 111.482 người, chiếm 61% dân số toàn huyện. Trong đó lao động trong độ tuổi có việc làm chiếm 86%. Lao động chưa có việc làm năm 2014 là 6.709 người, chiếm tỷ lệ là 6,0%. So với các huyện trên địa bàn Hà Nội thì tỷ lệ lao ðộng chýa có việc

làm là týõng ðối cao.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của huyện

Trong những năm qua cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật ở Phúc Thọ được đầu tư và phát triển không ngừng để phục vụ cho sản xuất, dân sinh. Năm 2013, giá trị xây dựng ước 510 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch. Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện đúng quy trình trong xây dựng cơ bản. Phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc hoàn thiện hồ sơ hai đồ án: Quy hoạch chung xây dựng huyện và Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ trình UBND Thành phố phê duyệt. Thẩm định 270 công trình xây dựng cơ bản; đôn đốc các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trên địa bàn huyện.

Hầu hết đường làng ngõ xóm được bê tống hóa, lát gạch khang trang, sạch đẹp. Hệ thống đề, kè, cống, kênh mương được kiên cố hóa đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, nâng cao chất lượng phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Huyện có đập Đáy, kênh Cẩm Đình – Hiệp Thuận dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy, với cảnh quan đẹp, hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn.

Bên cạnh đó, các công trình như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cụm dân cư, đài truyền thanh, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn,… cũng được đầu tư khang trang, góp phần thay đổi diện mạo của huyện.

3.1.2.4. Hệ thống y tế và giáo dục a. Ngành y tế

Mạng lưới y tế được bố trí hợp lý từ huyện đến xã, 100% xã có trạm y tế. Huyện có một bệnh viện với 120 giường, 23 trạm y tế ở các xã và thị trấn với 120 giường bệnh. Tổng số cán bộ y tế năm 2013 là 262 người, trong đó cán bộ y tế của Nhà nước là 125 người và 137 người làm việc ở các cơ sở dân lập; đến năm 2014 con số này là 273 người, trong đó cán bộ y tế làm trong Nhà nước là 129

người, cán bộ y tế làm ngoài là 144 người.

Huyện Phúc Thọ cũng đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, đã có 20/23 trạm y tế được nâng cấp và xây dựng mới. Trong những năm gần đây, các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được thực hiện và có những kết quả đáng ghi nhận. Cơ sở vật chất bệnh viện và

các phòng khám khu vực được tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh có chuyển biến khá ở tất cả các cơ sở y tế đến huyện và xã. Các chương trình y tế cộng đồng, y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường... đều được huyện tổ chức triển khai và đạt kết quả, đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

b. Giáo dục đào tạo

Từ nhiều năm nay, huyện Phúc Thọ luôn duy trì và củng cố hệ thống giáo dục hoàn chỉnh có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông với

tổng số 72 trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Hoàn thành chương trình, nhiệm

vụ năm học 2014 – 2015; tổ chức tốt các cuộc thi giáo viên, học sinh giỏi cấp huyện và dự thi cấp Thành phố (10 giáo viên, 137 học sinh đạt giải cấp Thành phố); tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2014 - 2015. Xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 98,6%; học sinh thi nghề phổ thông đạt 99,6% khá, giỏi. Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT an toàn, đúng quy chế, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 97,09%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu về giáo dục của huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

I. Số trường 50 50 50 1. Tiểu học 24 24 24 2. Trung học cơ sở 23 23 23 3. Trung học phổ thông 3 3 3 II. Số phòng học 658 720 792 1. Tiểu học 355 361 366 2. Trung học cơ sở 212 268 338 3. Trung học phổ thông 91 91 88 III. Số lớp học 754 764 775 1. Tiểu học 380 380 388 2. Trung học cơ sở 273 278 275 3. Trung học phổ thông 101 106 112

IV. Số giáo viên 1.759 1.742 1.503

1. Tiểu học 743 737 614 2. Trung học cơ sở 775 769 654 3. Trung học phổ thông 241 236 235 V. Số học sinh 28.272 28.218 28.144 1. Tiểu học 12.781 12.755 12.701 2. Trung học cơ sở 10.493 10.474 9.998 3. Trung học phổ thông 4.998 4.989 5.445

3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện trong những năm qua

Trong 3 năm gần đây tình hình phát triển kinh tế huyện Phúc Thọ ngày càng được nâng cao và ổn định hơn. Đặc biệt các doanh nghiệp, công ty ở trong huyện ngày một nhiều, sản xuất nông nghiệp đã đi vào chiều sâu: đầu tư vào cải tạo đất, đưa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào, đưa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, đưa giống mới có năng suất cao ổn định vào trồng trọt.

Kinh tế của huyện đang có sự dịch chuyển đáng kể: tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày một giảm, công nghiệp xây dựng ngày một tăng lên, dịch vụ hàng hóa phát triển phong phú, đa dạng. Số hộ làm kinh tế giỏi ngày một tăng, hộ nghèo giảm đi.

Về nông nghiệp:

Trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ tăng bình quân 1,5%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh lúa, ngô là hai cây lương thực chủ đạo, Phúc Thọ có thế mạnh về sản xuất đậu tương và các loại rau quả. Hàng năm, nơi đây cung cấp cho thị trường Hà Nội và các thị trường lân cận hàng chục nghìn tấn rau, đậu, quả các loại

Phúc Thọ có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Diện tích đất nông nghiệp 6.511,8 ha (chiếm 55,5% diện tích đất tự nhiên). Trong năm qua, huyện luôn xác định tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Bên cạnh việc chuyển đổi 317 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang thả cá, trồng cây ăn quả, cỏ nuôi bò sữa, hoa, cây cảnh…việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung đã được huyện quan tâm đúng mức. Hiện nay, huyện đã hình thành vùng sản xuất lúa (ở các xã Phúc Hòa, Phụng Thượng, Ngọc Tảo), vùng sản xuất rau (Võng Xuyên), ngô (Vân Nam, Vân Hà, Vân Phúc), đậu tương (Phụng

Thượng, Phúc Hòa, Xuân Phú), vùng trồng cây công nghiệp (Hiệp Thuận). Trong

những năm qua huyện Phúc Thọ là đã trở thành một huyện điển hình về trồng cây vụ đông, đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính với diện tích đất canh tác hàng năm ổn định ở mức 4.000 ha

Khai thác thế mạnh của vùng đất bãi, Phúc Thọ không ngừng phát triển chăn nuôi. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa. Đến nay, tổng đàn trâu bò của huyện có khoảng 9 nghìn con, trong đó có 550 bò sữa, đàn lợn có 98 nghìn con và có 936 nghìn gia cầm. Với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo chiều sâu, huyện đã xây dựng 2 trang trại nuôi

lợn nái ngoại ở Võng Xuyên và Thượng Cốc, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình tập trung. Tận dụng mặt nước ao đầm, hồ, mỗi năm huyện cung cấp cho thị trường 800 – 900 tấn cá.

Hiện nay, toàn huyện Phúc Thọ có 215 trang trại với diện tích 404 ha gồm 11 trang trại cây hàng năm, 23 trang trại cây ăn quả, 82 trang trại chăn nuôi, 17 trang trại thủy sản, 82 trang trại tổng hợp. Huyện có 309 vườn trại với diện tích 122 ha gồm trồng cây hàng năm 18 ha, trồng cây lâu năm 41 ha, mặt nước nuôi trồng thủy sản 56 ha, hoa cây cảnh 7 ha. Hầu hết các diện tích chuyển đổi đạt giá trị trên 100 triệu/ha/năm.

Về công nghiệp:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, Phúc Thọ đã rất quan tâm đầu tư phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề chính như may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 49)