Nội dung nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Nghiên cứu ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông liên thôn chính là nghiên cứu về thái độ, hành động của người dân trước một sự việc cụ thể có liên quan đến hệ thống giao thông liên thôn trên địa bàn họ đang sinh sống. Hành vi ứng xử của người dân được thể hiện ở giai đoạn trước khi xây dựng, đó là mong muốn, là nhu cầu của người dân trong việc xây dựng mới các tuyến đường; ở giai đoạn xây dựng hay duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường, đó là mức độ đóng góp vốn, ngày công lao động của người dân khi tham gia xây dựng; và ở giai đoạn sử dụng, đó chính là những ứng xử thể hiện sự chấp hành những quy định về trọng tải được phép lưu thông trên các tuyến đường. Nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1. Nhận thức và ứng xử trong tham gia thiết kế, quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi và sử dụng các công trình đường giao thông tại địa phương mình, hệ thống giao thông nông thôn được thiết kế phù hợp sẽ đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất và tạo ra sự đồng thuận, nhất quán giữa những các hộ đặc biệt là những hộ bị ảnh hưởng bởi quá trình xây dựng. Người dân có biết đến các quy hoạch xây xựng đó hay không và mức độ tham gia đóng góp ý kiến của người dân trong thiết kế, quy hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn là chỉ tiêu đánh giá sự minh bạch và dân chủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng (Nguyễn Mậu Thái, 2015).

Người dân bày tỏ ý kiến của mình về quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền đưa ra, dựa trên quy hoạch đó người dân đưa ra ý kiến của mình để có thể kịp thời điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế địa phương nhưng cũng không phá vỡ quy hoạch tổng thể. Mức độ đồng tình của người dân đối với quy hoạch phản ánh mức độ phù hợp của quy hoạch đó. Ứng xử ở đây có thể hiểu là những hành động của người dân trong tham gia đóng góp ý kiến vào quy hoạch xây dựng.

2. Nhận thức và ứng xử trong xây dựng các quy định của cộng đồng về xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Điều này phản ánh những hoạt động, phản ứng của người dân trong đề ra những quy định có tính chất ràng buộc mà cộng đồng phải thực hiện trong quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng công trình giao thông sau khi tiến hành quá trình xây dựng. Các quy định của cộng đồng về về quản lý đường giao thông nông thôn được xây dựng giống như các hương ước của thôn, được xây dựng thông qua lấy ý kiến đóng góp và thống nhất trong các cuộc họp thôn khác nhau. Sự tham gia của người dân càng nhiệt tình và có trách nhiệm càng đảm bảo quá trình xây dựng các quy định một cách chặt chẽ, bình đẳng và hợp lý (Nguyễn Mậu Thái, 2015).

3. Ứng xử trong đóng góp về tài chính, công lao động và các nguồn lực cho xây dựng đường giao thông nông thôn. Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một trong những hạng mục xây dựng hạ tầng cần nguồn vốn rất lớn cả về tài chính và công lao động. Với quan điểm nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, vừa nâng cao tính tự giác và tinh thần làm chủ cũng là để giảm áp lực cho nguồn vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Huy động đóng góp của nhân dân về tài chính, nhân lực, vật lực và hiến đất cho xây dựng đường giao thông nông thôn có vai trò quan trọng, đảm bảo cung ứng đủ các nguồn lực cho xây dựng hệ thống giao thông nông thôn.

Mức độ đóng góp về tài chính, công lao động cho từng hộ phụ thuộc vào khối lượng công việc ở từng địa phương, trên cơ sở tính toán đầy đủ các chi phí xây dựng và được người dân thông qua. Vai trò của công tác tuyên truyền vận động là hết sức quan trọng, nếu công tác này không làm tốt người dân sẽ thiếu tinh thần tự giác, nếu làm tốt người dân sẽ tự giác tham gia đóng góp đầy đủ kinh phí và công lao động được phân bổ. Đối với những hộ dân có đất đai và hoa màu bị ảnh hưởng do quá trình xây dựng cần vận động để người dân thấy được tác

dụng của việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn qua đó người dân tự nguyện hiến đất, hoa màu cho xây dựng mà không đòi hỏi việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, mức độ đóng góp cần được tính toán cụ thể và hợp lý, tránh tình trạng mức thu quá cao hoặc lạm thu, mức độ đóng góp kinh phí cần phải tính cho từng khẩu chứ không nên quy định theo từng hộ. Khi người dân hiểu và nắm được chủ trương xây dựng sẽ tự nguyện tham gia đóng góp, nếu quá trình vận động không tốt sự tham gia của người dân không đầy đủ gây khó khăn và kéo dài thời gian thi công công trình (Kiều Kim Dung, 2015).

4. Ứng xử trong sử dụng và quản lý đường giao thông nông thôn. Quá trình sử dụng hệ thống đường giao thông nông thôn găn liền với hoạt động quản lý, nếu không có sự quản lý chặt chẽ công trěnh sẽ xuống cấp vŕ hư hỏng nhanh chóng vừa gây lãng phí đầu tư vừa gây mất an toàn giao thông. Làm sao để người dân có ý thức và trách nhiệm trong quản lý và sử dụng hệ thống giao thông nông thôn, để người dân thấy được hệ thống giao thông là tài sản chung của cộng đồng và ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ, quản lý là rất cần thiết. Tuyên truyền vận động nâng cao ý thức trách nhiệm kết hợp với việc sử dụng những quy định của cộng đồng trong quản lý đường giao thông là giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm trên cơ sở vừa nâng cao tính tự giác vừa mang tính bắt buộc (Nguyễn Hoàng Thành, 2015).

5. Ứng xử trong tham gia duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường giao thông nông thôn. Đối với những công trình hạ tầng nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn bị áp lực rất lớn bởi lưu lượng giao thông nên thường bị hư hỏng một số đoạn, nhất là những điểm có địa chất kém. Chính vì vậy, việc thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn là cần thiết nhằm đảm bảo công trình không bị xuống cấp, hư hỏng, khắc phục kịp thời những sự cố để đảm bảo tính thông suốt trong giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại, nhu cầu sản xuất và giao lưu hàng hóa. Ứng xử của người dân trong hoạt động này là hành động tự giác và tính thường xuyên tham gia duy tu, sửa chữa hệ thống đường giao thông. Hàng năm thường xuyên thực hiện phát dọn, khơi thông cống rãnh thoát nước; đối với những chỗ hư hỏng do bong nền hoặc sụt lún thì tùy vào mức độ hư hỏng mà đóng góp kinh phí để tiến hành sửa chữa. Quản lý tốt và thường xuyên tiến hành hoạt động duy tu, bảo dưỡng sẽ đảm bảo cho công trình giao thông ít bị hư hỏng, đảm bảo nhu cầu đi lại và phát triển sản xuất (Nguyễn Hoàng Thành, 2015).

6. Ứng xử trong kiểm tra, giám sát thực hiện quá trình xây dựng và thực hiện các quy định cộng đồng về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện quá trình thực hiện xây dựng và quản lý hệ thống giao thông có vai trò quan trọng, thông qua quá trình kiểm tra sẽ phát hiện những sai sót, bất cập trong thực hiện để kịp thời điều chỉnh. Hoạt động giám sát thực hiện các quy định của cộng đồng về quản lý hệ thống giao thông đảm bảo cho các quy định được thực hiện tự giác và nghiêm túc. Việc theo dõi, giám sát tùy vào từng địa phương mà áp dụng hình thức tổ giám sát nhân dân hoặc mọi người đều được tham gia, giám sát nhưng vẫn phải thống nhất trong quá trình giám sát để vừa đảm bảo tính chính xác vừa đảm bảo tính thống nhất (Kiều Kim Dung, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)