Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 102 - 108)

4.3. Định hướng và giải pháp nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân trong

4.3.2. Một số giải pháp

Nhằm nâng cao khả năng nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

4.3.2.1. Hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật về hỗ trợ xây dựng và khuyến khích người dân tham gia xây dựng và quản lý hệ thống GTNT

Trong thời gian tới cần hồn thiện chính sách về hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng các hướng dẫn thực hiện quy hoạch về xây dựng đường giao thông nông thôn.

Xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút các nguồn đầu tư cho xây dựng đường giao thông nông thơn.

Đổi mới chính sách về đất đai, ưu tiên chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở những diện tích đất nơng nghiệp nằm trong quy hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn.

Quy định định mức đóng góp một cách hợp lý với từng địa phương và từng đối tượng người dân.

Xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách phát huy dân chủ của người dân trong xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn mới, thực hiện tốt và có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở.

4.3.2.2. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện

+ Tăng cường hoạt động tuyên truyền về chủ trương xây dựng nông thôn mới và xây dựng hệ thống đường giao thông trên các phương tiện thông tin truyền thông như hệ thống phát thanh, pano aphich…. để người dân nắm được chủ trương xây dựng và tham gia đóng góp ý kiến vào quy hoạch xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

+ Tăng cường sự tham gia của người dân trong quy hoạch xây dựng và quản lý các tuyến đường giao thông trên địa bàn: Các địa phương tổ chức hội nghị có sự tham gia của người dân để rà soát cập nhật quy hoạch phát triển giao thơng liên thơn, ngõ xóm của xã trên cơ sở xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước trong xây dựng nơng thơn mới, hiện đại hóa nơng thơn. Nguồn lực đầu tư phát triển giao thông liên thôn, ngõ xóm cần được huy động và ưu tiên từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, vốn ODA, ngồi ra sẽ tích cực huy động từ người dân, các doanh nghiệp khai thác quỹ đất; tích cực vận động nhân dân hiến đất làm đường mới và mở rộng đường cũ, nhân rộng mơ hình nhà nước hỗ trợ vật tư, vật liệu, nhân dân đóng góp cơng sức; sử dụng tư vấn giám sát cộng đồng.

+ Nâng cao nhận thức và tăng cường các hoạt động nâng cao hiểu biết của người dân trong xây dựng và quản lý các tuyến đường giao thông nông thôn: Hoạt động tuyên truyền qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng là vấn đề rất quan trọng để giúp họ nhận thức và đưa ra những quyết định phù hợp với đảm bảo những lợi ích chung của cộng đồng. Cung cấp cho người dân địa phương những kiến thức chung về giao thơng liên thơn, ngõ xóm để nâng cao sự hiểu biết, tự nhận thấy được ý nghĩa của việc xây dựng các tuyến đường trong thơn, xóm mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chính họ. Bồi dưỡng, tập huấn cho người dân địa phương những kiến thức về kỹ thuật trong xây dựng hay hoạt động bảo dưỡng đường là việc làm cần thiết.

+ Tăng cường cung cấp thông tin để người dân ủng hộ hơn nữa nhất là trong việc giải phóng mặt bằng: Khi tiến hành xây dựng và nâng cấp các tuyến

đường trong thơn, xóm cần cung cấp thơng tin đầy đủ cho người dân, mời người dân tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch để quy hoạch dự án. Có những cơng trình khi tiến hành đến giai đoạn giải phóng mặt bằng cho thi cơng thì người dân mới được biết, sẽ gặp khó khăn khi khơng nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân. Sự tham gia của người dân ở khâu lập kế hoạch dự án sẽ giúp cho người dân có sự chuẩn bị tốt về tâm lý với các tuyến đường có liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân; đồng thời thông qua những cuộc họp dân ở giai đoạn lên kế hoạch này sẽ giúp cho phía đầu tư hiểu được nguyện vọng của người dân với mỗi tuyến đường đi qua địa bàn của họ và có những điều chỉnh kịp thời để nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Đồng thời sau đó, mọi thơng tin có liên quan đến các hoạt động xây dựng và nâng cấp các tuyến đường đều phải được thông tin kịp thời đến người dân để thu nhận các ý kiến góp ý của người dân. Điều này vừa thể hiện sự minh bạch trong quá trình triển khai các cơng trình, đồng thời các hoạt động được diễn ra phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của người dân địa phương.

+ Tăng cường sự tham gia của người dân với các hoạt động giám sát và quản lý: Việc giám sát cần đưa ra cơ chế rõ ràng, giám sát ngay từ việc thực hiện lập kế hoạch và quản lý có sự tham gia của người dân và đảm bảo các thông tin từ cộng đồng địa phương được sử dụng trong việc ra quyết định. Từ các quan điểm về quản lý, các đơn vị giao thông cấp huyện thực hiện quản lý và giảm sát mạng lưới giao thông liên thơn với sự tham gia của chính người dân địa phương, điều này sẽ mang lại những hiệu quả tốt hơn cho công tác quản lý. Vì chính người dân mới là người trực tiếp theo dõi sự thay đổi và những diễn biến hàng ngày diễn ra trên các tuyến đường. Cơng tác quản lý bảo trì đường giao thơng liên thơn, ngõ xóm cần được chú trọng. Trước hết, chính quyền địa phương phân cấp cơng tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập giao cho thơn, xóm và phải có đơn vị đầu mối trong quản lý bảo trì đường giao thơng liên thơn, ngõ xóm. Chính quyền địa phương cần đưa vào danh mục cân đối, bố trí ngân sách cho cơng tác quản lý bảo trì từ nguần ngân sách địa phương.

+ Thành lập ban Giám sát cộng đồng: Ở mỗi thơn có các tuyến đường liên thơn đi qua, sẽ hình thành Ban giám sát cộng đồng của thơn, mỗi ban có khoảng từ 3 – 5 người. Họ là những người dân trong thơn, xóm sống có tinh thần và trách nhiệm với cộng đồng. Trách nhiệm của các thành viên trong Ban giám sát cộng đồng là phải thường xuyên theo dõi hiện trạng của các tuyến đường trên địa bàn thơn mình đã được xã phân cơng phụ trách, kịp thời phát hiện các hỏng hóc và đề

xuất các biện pháp sửa chữa với chính quyền cấp trên, đảm bảo sự đi lại thông sống của các phương tiện và sự an toàn cho con người khi tham gia giao thông qua địa bàn.

4.3.2.3. Nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ trong tuyên truyền vận động người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên các xã ở huyện về tầm quan trọng của xây dựng đường giao thơng nơng thơn, về vai trị của người dân và công tác vận động nông dân xây dựng đường giao thông nông

thôn trong xây dựng nông thôn mới. Để công tác vận động nông dân xây dựng

nông thôn mới của các đảng bộ xã trên địa bàn huyện có hiệu quả, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên ở các xã về tầm quan trọng của nông dân, nông thôn, về vai trị lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới, về các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nơng thơn mới, về vai trị, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong việc thực hiện công tác vận động nông dân. Đây là giải pháp không chỉ quyết định đến chất lượngcông tác vận động nông dân, đến phong trào nơng dân mà cịn quyết định đến việc thực hiện thành cơng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, xây dựng khối đại đồn kết tồn dân, đẩy mạnh hơn nữa q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn xã.

Tăng cường chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên tuyền, vận động. Thực hiện đưa cán bộ cơ sở tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ về mọi mặt đặc biệt trú trọng đến nâng cao năng lực tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu công tác dân vận trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, huyện ủy Phúc Thọ cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ này.

4.3.2.4. Tăng cường sự kết hợp giữa chính quyền với các đoàn thể, tổ chức trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý đường giao thông nông thôn

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với chính quyền trong cơng tác vận động người dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Giải pháp này xuất phát từ vai

trò, nhiệm vụ của các tổ chức ấy trong hệ thống chính trị. Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức của chính quyền xã phải có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; các cấp ủy đảng cấp trên phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền xã trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ và chính quyền đối với Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể, đặc biệt phát huy tính chủ động, sáng tạo của Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên … trong việc vận động hội viên, đoàn viên xây dựng nông thơn mới. Mặt trận và các đồn thể nhân dân có vai trị rất quan trọng trongcơng tác vận động nông dân xây dựng nông thơn mới. Bên cạnh đó cần phải đặc biệt chú trọng việc phát huy tính năng động, sáng tạo của Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ trong công tác vận động nông dân xây dựng nơng thơn mới. Bởi đây chính là tổ chức trực tiếp đại diện cho quyền lợi và đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của giai cấp nông dân ở các xã, là người đi đầu và làm nịng cốt trong phong trào nơng dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. 4.3.2.5. Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn với phương tram nhà nước và nhân dân cùng làm

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị và phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn. Cơ sở vật chất - kỹ thuật có vai trị và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng nông thôn mới bởi nó là điều kiện khơng thể thiếu trong việc duy trì và phát triển các hoạt động tuyên truyền ở cơ sở. Hiện nay, cơ sở vật chất cho tuyên truyền của huyện và các xã còn thiếu nên vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của công tác tuyên truyền và vận động người dân. Để công tác vận đơng người dân tích cực tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn trong thời gian tới cần trang thêm tài liệu như các đầu sách, báo, tạp chí về chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn. Từng bước hiện đại hóa mạng lưới báo chí, phát thanh và truyền hình; tăng cường đưa báo chí, ấn phẩm văn hóa về các xã nơng thơn.

Tăng cường kinh phí, nguồn vốn và huy động các lực lượng tham gia công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thơn. Việc thiếu nguồn vốn, kinh phí đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Do vậy, trong thời

gian tới ngoài nguồn vốn được hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền kêu gọi nguồn vốn đóng góp phục vụ cho công cuộc xây dựng đường giao thông nông thôn từ nhiều nguồn khác nhau theo phương châm: huy động nguồn lực từ cộng đồng là yếu tố quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết. Trong đó, cần coi trọng thực hiện cơng khai, dân chủ các nguồn lực huy động, mọi công việc phải được nông dân bàn bạc và thống nhất quyết định.

Phát huy tối đa mặt tích cực của phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong huy động sự tha đóng góp kinh phí và cơng lao động của người dân trong xây dựng đường giao thông nông thôn. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong tham gia đóng góp ý kiến về quy hoạch xây dựng, trong xây dựng các quy định của cộng đồng về quản lý đường giao thông nông thôn cũng như quy chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của cộng đồng trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của các địa phương.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 102 - 108)