Nhận thức của người dân trước khi xây dựng đường GTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 73 - 77)

STT Chỉ tiêu SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1

Nắm vững chủ trương, quy hoạch xây dựng đường

giao thông nông thôn 42 46,67

2

Nắm được một số nội dung cơ bản quy hoạch xây

dựng đường GTNT 37 41,11

3

Chưa nắm được chủ trương và quy hoạch xây dựng

đường GTNT 8 8,89

4 Không trả lời 3 3,33

Tổng số ý kiến 90 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Để người dân nắm được các chủ trương và quy hoạch xây dựng đường giao thơng trong xây dựng nơng thơn mới thì vai trị của cơng tác tun truyền là vô cùng quan trọng, Những địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp người dân nắm được chủ trương quy hoạch, tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến xây dựng và tạo ra sự đồng thuận. Ngược lại, ở các địa phương chưa làm tốt công tác vận động tuyên truyền sẽ phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về xây dựng đường giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới để người dân nắm rõ được mục đích, chủ trương xây dựng, tạo ra sự đồng thuận và nhất trí cao trong q trình thực hiện. Cơng tác tuyên truyền cần sử dụng nhiều hình thức khác nhau như sử dụng hệ thống đài truyền thanh của các địa phương, tuyên truyền qua Pano Aphich và lồng ghép trong các buổi họp thôn, họp tổ dân phố tại các địa phương, hình thức tuyên truyền cần thay đổi với tình hình thực tế và mang tính thường xun.

Có nhiều cách thức tuyên truyền thông tin tới quần chúng nhân dân để người dân có thể nắm được và thực hiện các chủ trương về xây dựng đường giao thông nông thơn trong xây dựng NTM. Một người dân có thể biết tới chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn cũng như quy hoạch xây dựng từ nhiều nguồn thơng tin khác nhau trong đó chủ yếu nguồn thơng tin từ các buổi họp thơn hoặc tổ dân phố. Vai trị của các cán bộ cơ sở như trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban mặt trận, các cán bộ đầu ngành tại cơ sở là hết sức quan trọng vì họ giữ vai trị là cầu nối giữa chủ trương của Đảng và Nhà nước với nhân dân; là người trực tiếp tiếp thu ý kiến của nhân dân và triển khai thực hiện.

Tỷ lệ (%) 21.11 17.78 41.11 15.56 4.44 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00

Phát thanh, truyền hình Bản quy hoạch của địa phương

Họp thơn, tổ dân phố Bạn bè, người thân Khác

Biểu đồ 4.1. Nguồn thông tin về quy hoạch xây dựng hệ thống GTNT Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Đẩy mạnh triển khai chủ trương, quy hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn tới mọi người dân là rất cần thiết để thay đổi nhận thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của người dân trong thực hiện và để người dân hưởng ứng tham gia. Tăng cường các buổi họp thôn, tổ dân phố để tuyên truyền chủ trương, mục đích và quy hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn trong xây dựng NTM để mọi người dân biết sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện cũng như huy động các nguồn lực đóng góp. Bên cạnh tuyên truyền trong các buổi họp thôn, tổ dân phố cần kết hợp xây dựng quy hoạch chi tiết để người dân hình dung được thực tế xây dựng trong tương lai, tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến sửa đổi quy hoạch cho phù hợp. Các địa phương cần thực hiện tập huấn cho các cán bộ cơ sở nắm vững các chủ trương và quy hoạch cụ thể với từng địa bàn để cán bộ cơ sở có thể triển khai tới người dân trực tiếp và có hiệu quả, đảm bảo tính kịp thời và nhất quán.

Trước khi triển khai q trình xây dựng đường giao thơng nông thôn tại các địa phương, dựa trên quy hoạch được phê duyệt mà các cán bộ cơ sở phổ biến tới người dân để người dân nắm được và chủ động tham gia thực hiện. Tuy nhiên, đứng về góc độ chủ quan của những người lập quy hoạch thì sẽ có những điểm quy hoạch chưa thực sự hợp lý và cần phải điều chỉnh cho phù hợp với từng địa bàn. Hơn ai hết, người dân là người thường xuyên và trực tiếp sử dụng đường giao thông, sự bất hợp lý sẽ tạo ra sự không thống nhất trong triển khai thực hiện và giảm hiệu quả sử dụng của các tuyến đường. Sự tham gia của người dân trong

quá trình thiết kế, quy hoạch cũng như lên phương án thực hiện xây dựng là rất cần thiết, điều này đảm bảo cho cơng trình xây dựng có hiệu quả sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi khi triển khai. Người dân được tham gia nhiều hoạt động trong đó có tới 30% số người dân tham gia đóng góp ý kiến về thay đổi quy hoạch cho hợp lý. Hơn 28% số người dân tham gia huy động đóng góp kinh phí và cơng lao động trong q trình xây dựng, tỷ lệ người dân tham gia thiết kế kỹ thuật còn rất hạn chế.

Nâng cao vai trò của người dân trong tham gia các hoạt động quy hoạch xây dựng trước khi triển khai thực hiện là bước đi cần thiết bởi các cơng trình xây dựng này phục vụ cho chính lợi ích của người dân sở tại. Phát huy dân chủ ở địa phương sẽ tạo điều kiện cho người dân thẳng thắn đề xuất tâm tư nguyện vọng cũng như những đề xuất để xây dựng các đề án, quy hoạch thiết thực, hiệu quả theo nguyên tắc tự nguyện và cùng bàn bạc đi đến thống nhất, đồng thuận. Người dân tham gia vào tất cả các hoạt động lập kế hoạch, quy hoạch và triển khai thực hiện để đóng góp ý kiến và chỉnh sửa kịp thời những điểm còn bất cập trong quy hoạch dự kiến để quy hoạch có tính thực tiễn và có thể áp dụng triển khai. Phát huy dân chủ nhưng vẫn phải có sự lãnh đạo và quán triệt chủ trương của các cán bộ cơ sở để tránh thực hiện quá sai quy hoạch làm ảnh hưởng tới quy hoạch tổng thể của huyện. Ở các địa phương, tùy từng hình thức đầu tư xây dựng mà có kế hoạch triển khai thực hiện một cách hợp lý sau khi tiếp thu những ý kiến của người dân về dự thảo quy hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn.

Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân vào các các hoạt động trước khi xây dựng hệ thống GTNT

STT Hoạt động tham gia

Xã Hiệp Thuận Xã Ngọc Tảo Xã Liên Hiệp Tính chung SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Khảo sát xây dựng, quy hoạch 7 23,33 4 13,33 3 10,00 14 15,56 2 Thiết kế kỹ thuật cơng trình 3 10,00 2 6,67 4 13,33 9 10 3 Đóng góp ý kiến quy hoạch 9 30,00 11 36,67 7 23,33 27 30 4 Xây dựng quy trình thực hiện 2 6,67 7 23,33 5 16,67 14 15,56 5 Huy động sự đóng góp 9 30,00 6 20,00 11 36,67 26 28,89

Tổng 30 100 30 100 30 100 90 100

Mức độ hài lòng của người dân về các quy hoạch xây dựng đường giao thơng là thước đo chính xác nhất tính hợp lý và hiệu quả của quy hoạch xây dựng. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân cho thấy, đa số người dân đánh giá các quy hoạch xây dựng đường giao thông trong xây dựng NTM là hợp lý, cần thiết và đảm bảo tính đồng bộ. Sự hợp lý và xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân là yếu tố quyết định giá trị sử dụng của các cơng trình giao thơng nơng thơn, người dân ở các xã Hiệp Thuận và Ngọc Tảo đánh giá cao về sự hợp lý trong xây dựng đường giao thông nơng thơn tại địa phương. Có tới hơn 18% số ý kiến cho rằng các quy hoạch xây dựng đã đảm bảo hợp lý nhưng cịn thiếu tính đồng bộ chủ yếu là người dân ở xã Hiệp Thuận và xã Liên Hiệp. Tỷ lệ người dân đánh giá quy hoạch chưa hợp lý khá khiêm tốn trong đó đa số ý kiến là của người dân các xã Ngọc Tảo và Liên Hiệp. Đẩy mạnh tinh thần góp ý của người dân vào q trình xây dựng quy hoạch góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện sau này.

Chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại. Chủ trương được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân do đáp ứng được nhu cầu và phục vụ chính lợi ích của người dân. Trong thời gian tới, cần tiếp tục xây dựng các quy hoạch xây dựng hệ thống giao thơng nơng thơn ở những nơi chưa hồn thiện nhưng phải dựa trên quy hoạch tổng thể và lấy ý kiến của người dân để điều chỉnh sao cho hợp lý. Đối với những địa phương có sự thay đổi lớn về quy hoạch thiết kế so với quy hoạch tổng thể cần tham khảo ý kiến của nhiều bên và báo cáo cơ quan chức năng để điều chỉnh kịp thời nhằm vừa đảm bảo quy hoạch vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng của cơng trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)