Kết quả phát triển kinh tế của huyện trong những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện trong những năm qua

Trong 3 năm gần đây tình hình phát triển kinh tế huyện Phúc Thọ ngày càng được nâng cao và ổn định hơn. Đặc biệt các doanh nghiệp, công ty ở trong huyện ngày một nhiều, sản xuất nông nghiệp đã đi vào chiều sâu: đầu tư vào cải tạo đất, đưa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào, đưa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, đưa giống mới có năng suất cao ổn định vào trồng trọt.

Kinh tế của huyện đang có sự dịch chuyển đáng kể: tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày một giảm, công nghiệp xây dựng ngày một tăng lên, dịch vụ hàng hóa phát triển phong phú, đa dạng. Số hộ làm kinh tế giỏi ngày một tăng, hộ nghèo giảm đi.

Về nông nghiệp:

Trong những năm qua, giá trị sản xuất nơng nghiệp của huyện Phúc Thọ tăng bình quân 1,5%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh lúa, ngô là hai cây lương thực chủ đạo, Phúc Thọ có thế mạnh về sản xuất đậu tương và các loại rau quả. Hàng năm, nơi đây cung cấp cho thị trường Hà Nội và các thị trường lân cận hàng chục nghìn tấn rau, đậu, quả các loại

Phúc Thọ có cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Diện tích đất nơng nghiệp 6.511,8 ha (chiếm 55,5% diện tích đất tự nhiên). Trong năm qua, huyện luôn xác định tập trung đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp theo hướng hàng hóa. Bên cạnh việc chuyển đổi 317 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang thả cá, trồng cây ăn quả, cỏ ni bị sữa, hoa, cây cảnh…việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung đã được huyện quan tâm đúng mức. Hiện nay, huyện đã hình thành vùng sản xuất lúa (ở các xã Phúc Hòa, Phụng Thượng, Ngọc Tảo), vùng sản xuất rau (Võng Xuyên), ngô (Vân Nam, Vân Hà, Vân Phúc), đậu tương (Phụng Thượng, Phúc Hịa, Xn Phú), vùng trồng cây cơng nghiệp (Hiệp Thuận). Trong những năm qua huyện Phúc Thọ là đã trở thành một huyện điển hình về trồng cây vụ đông, đưa vụ đơng thành vụ sản xuất chính với diện tích đất canh tác hàng năm ổn định ở mức 4.000 ha

Khai thác thế mạnh của vùng đất bãi, Phúc Thọ không ngừng phát triển chăn nuôi. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa. Đến nay, tổng đàn trâu bị của huyện có khoảng 9 nghìn con, trong đó có 550 bị sữa, đàn lợn có 98 nghìn con và có 936 nghìn gia cầm. Với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo chiều sâu, huyện đã xây dựng 2 trang trại nuôi

lợn nái ngoại ở Võng Xun và Thượng Cốc, khuyến khích phát triển chăn ni theo mơ hình tập trung. Tận dụng mặt nước ao đầm, hồ, mỗi năm huyện cung cấp cho thị trường 800 – 900 tấn cá.

Hiện nay, toàn huyện Phúc Thọ có 215 trang trại với diện tích 404 ha gồm 11 trang trại cây hàng năm, 23 trang trại cây ăn quả, 82 trang trại chăn nuôi, 17 trang trại thủy sản, 82 trang trại tổng hợp. Huyện có 309 vườn trại với diện tích 122 ha gồm trồng cây hàng năm 18 ha, trồng cây lâu năm 41 ha, mặt nước nuôi trồng thủy sản 56 ha, hoa cây cảnh 7 ha. Hầu hết các diện tích chuyển đổi đạt giá trị trên 100 triệu/ha/năm.

Về công nghiệp:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, Phúc Thọ đã rất quan tâm đầu tư phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề chính như may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, huyện đã quy hoạch và xây dựng, mở rộng 23 điểm công nghiệp tại 23 xã, thị trấn, phục vụ nhu cầu chuyển đổi nghề của nhân dân. Tồn huyện có 55 làng nghề, các làng nghề đang phát triển đa dạng hóa sản phẩm nhưng đảm bảo giữ gìn tinh hoa của nghề.

Bảng 3.5. Tình hình phát triển kinh tế huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) 14/ 13 15/ 14 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 6246820 100,0 6953700 100,0 7792381 100,0 111,3 112,1 111,7 I. Ngành nông nghiệp 1581614 25,3 1604838 23 1712331 22 101,5 106,7 104,1 II. Ngành công nghiệp và XD 1334672 21,4 1612000 23,3 1822198 23,4 120,7 113 116,9 III. Ngành thương mại – dịch vụ 3330534 53,3 3736862 53,7 4257852 54,6 112,2 113,9 113,1

Trong ba năm qua, huyện Phúc Thọ có kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; sản xuất nơng nghiệp có bước phát triển mới, được quan tâm đầu tư tồn diện, có nhiều tiến bộ; cơ cấu phát triển theo hướng sinh thái, quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao; sự nghiệp văn hóa - thơng tin tiếp tục phát triển; phúc lợi, an sinh xã hội được quan tâm. Bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, được dư luận đánh giá cao, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Theo mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế của huyện đặt ra cho giai đoạn 2010 – 2020 cho thấy huyện Phúc Thọ có nhiều bước chuyển biến. Về công nghiệp địa phương giá trị sản lượng tăng nhiều nhưng số cơ sở sản xuất khơng tăng, do có sự chuyển dịch ngành sản xuất, phát triển mạnh các nghề sản xuất chế biến kim loại, đặc biệt là gỗ và sản xuất đồ gỗ gia dụng, khai thác cát và may mặc. Về ngành chế biến thực phẩm phát triển mạnh sản xuất bún đậu. Số lao động sản xuất công nghiệp vẫn ổn định, chưa có sự đột phá lớn. Trong những năm qua ngành du lịch của huyện Phúc Thọ vẫn chưa phát triển được, mặc dù huyện có nhiều thắng cảnh lịch sử và thiên nhiên. Số đất nông nghiệp bị giảm khá mạnh, trong khi phát triển dân số có mức tăng ổn định. Như vậy sẽ có một số lớn lao động dơi thừa từ nơng nghiệp và từ phát triển dân số sẽ tìm việc ở ngồi Huyện. Trong những năm qua môi trường sống và đời sống của người dân huyện Phúc Thọ được cải thiện rõ rệt. Đảng và chính quyền đã quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội và đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội, tăng phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)