2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân
dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Sauk hi nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở một số nước trên thế giới cũng như một số địa phương của Việt Nam tôi rút ra một số bài học, cụ thể là:
- Nhà nước và chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, đầu tư cho các hoạt động xây dựng và nâng cấp đường giao thông liên thôn sao cho phù hợp với mong muốn của nhân dân. Và khi chủ trương chính sách phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân thì sẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời những tài liệu cần thiết để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện. Công tác tuyên truyền vận động của các đoàn thể quần chúng được tiến hành thường xuyên, đều khắp. Nội dung tuyên truyền cụ thể và phù hợp với đối tượng, với từng vùng khu vực; tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng và coi trọng hình thức tuyên truyền miệng. Trong tuyên truyền đặc biệt coi trọng việc làm cho người dân hiểu rõ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, giữa quyền lợi của cá nhân và quyền lợi chung của cộng đồng, từ đó người dân ý thức được nghĩa vụ của mình ðối với xã hội và đối với bản thân, với gia đình.
- Phát huy quyền giám sát, kiểm tra, quyền tham gia đóng góp ý kiến bàn bạc của nhân dân thơng qua việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trị, vị trí của các ban vận động khu dân cư. Qua quá trình bàn bạc thống nhất của mọi người dân, các thôn đã thành lập được ban vận động, ban xây dựng và ban giám sát cơng trình, trong đó thành viên của các ban là đảng viên và quần chúng có uy tín được nhân dân tín nhiệm. Từ nghị quyết chi bộ, thôn đã tiến hành họp dân, lấy ý kiến đóng góp dân chủ của nhân dân vào việc thực hiện nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông.
- Cấp uỷ, chính quyền địa phương phải chỉ đạo sát sao, phải cùng “vào cuộc” và có cơ chế chính sách cụ thể, kịp thời, phù hợp để động viên, khích lệ phong trào. Điều quan trọng là biết tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu chọn lọc ý kiến đóng góp của dân và cơng khai, minh bạch về tài chính, quyết tốn. Có như vậy, không chỉ đường giao thông, mà mọi chương trình KT-XH của địa phương sẽ được thực hiện nhanh và hiệu quả.
- Khi thực hiện cơng trình cần cơng khai minh bạch từ khâu khảo sát, lập dự tốn giá trị cơng trình để nhân dân hiểu, tham gia góp ý kiến từ đầu tư và phát huy vai trò giám sát của nhân dân.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU