Đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Chỉ tiêu Các tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Nhiệt độ (0C) Trung bình 16,2 17,1 19,9 23,5 27,3 28,6 29,1 28,4 27,1 25,0 21,2 18,1 Cao nhất 30,2 32,8 32,1 36,3 39,1 39,6 38,4 36,7 34,7 34,1 32,7 30,7 Thấp nhất 5,1 5,5 9,6 13,2 17,5 19,6 20,8 22 16,8 11,4 8,6 5,5 2. Lượng mưa TB (mm) 25 11 150 125 114 217 339 364 82 110 30 34 3. Độ ẩm khơng khí (%) Trung bình 81 81 87 89 83 84 85 85 83 83 77 81 Thấp nhất 30 33 31 40 30 37 45 54 39 42 33 29 4. Số giờ nắng TB (giờ) 77 60 47 98 103 179 108 166 228 142 103 169

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia Huyện Phúc Thọ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11

đến tháng 5 năm sau. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo ra 4 mùa khá rơ: xuân – hạ - thu – đơng.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C, biên độ trong năm khoảng

12 – 130C, biện độ giao động giữa ngày và đêm khoảng 6 – 70C. Độ ẩm trung

bình hàng năm của huyện và tồn thành phố Hà Nội là khoảng 82% và ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ giao động trong khoảng 77 – 87%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 – 1.600 mm.

b. Thủy văn

Huyện Phúc Thọ có hệ thống sơng ngịi dày đặc, quan trọng nhất là sơng Hồng, sơng Đáy và sơng Tích, có ảnh hưởng lớn đến chế độ thủy văn của Huyện. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô.

Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi vào mùa lũ đến. Chế độ thủy văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đê điều của huyện. Vào mùa khơ, nước các sơng cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm đất đai của huyện

Đất đai là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống sản xuất của con người, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất, vì vậy đất đai có tác động lớn đến sản xuất.

Phúc Thọ có diện tích đất tự nhiên 11.719,27 ha. Qua bảng 3.1, nói lên hiện trạng sử dụng đất của Huyện trong hai năm 2013 và 2014 khơng có sự thay đổi nhưng cơ cấu lại thay đổi qua các năm theo sự biến động và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Theo đó trong 2 năm gần đây, diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm, thay vào đó là sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp (đất chuyên dùng và đất thổ cư). Cụ thể:

Năm 2014, tổng diện tích tồn huyện Phúc Thọ là 11.719,27 ha; trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 6478,99 ha chiếm 55,28%; đất phi nông nghiệp là 4715,03 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 525,17 ha. Năm 2015, tổng diện tích đất nơng nghiệp là 11.719,27 ha; trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 6.462,58

ha chiếm 55,13%; đất phi nông nghiệp 4.986,25 ha chiếm 42,54% và diện tích đất chưa sử dụng là 270,44 ha. Như vậy tổng diện tích đất của tồn huyện qua 2 năm khơng thay đổi, trong đó diện tích đất nơng nghiệp năm 2014 giảm 10% so với năm 2013, diện tích đất phi nơng nghiệp tăng 0,9% và đất chưa sử dụng giữ nguyên 4,48%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)