Mức độ đóng góp của người dân khi xây dựng hệ thống GTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

STT Loại hình đóng góp ĐVT Tên đơn vị Trung bình Hiệp Thuận Ngọc Tảo Liên Hiệp 1 Đường Bê tông

Công lao động ngày công/hộ 2 4 3 3

Kinh phí đóng góp 1000đ/hộ 1.320 1.410 1.480 1.403,33

2 Đường cấp phối

Công lao động ngày công/hộ 3 4 3 3,33

Kinh phí đóng góp 1000đ/hộ 860 900 850 870,00

3 Tổng số công lao động ngày công/ hộ 5 8 6 6,33

Tổng kinh phí đóng góp 1000đ/hộ 2.180 2.310 2.330 2.273,33 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Ngày cơng lao động đóng góp và số tiền đóng góp trung bình của mỗi hộ trong các địa phương phụ thuộc vào khối lượng cơng việc cần thực hiện và tổng kinh phí xây dựng. Với những xã có điều kiện khó khăn hơn, số khối lượng cơng việc nhiều thì mức độ đóng góp của người dân sẽ cao hơn những địa phương còn lại; ngược lại một số địa phương sẽ giảm số cơng lao động đóng góp mà tăng số tiền đóng góp để th máy móc thi cơng vừa đảm bảo chất lượng vừa tạo được sự đồng nhất. Trong những địa phương khảo sát có thể thấy Hiệp Thuận là xã có điều kiện thuận lợi hơn, chiều dài các đoạn đường giao thơng phải xây dựng ít hơn nên số cơng lao động trung bình và số tiền đóng góp trung bình/ hộ nhỏ hơn 2 địa phương còn lại là Ngọc Tảo và Liên Hiệp. Các địa phương cần xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, hạch tốn khối lượng cơng việc và các khoản chi phí trong xây dựng để có kế hoạch huy động sự đóng góp của người dân một cách hợp lý. Ngồi ra, phải thực hiện bình đẳng và minh bạch trong sử dụng các khoản chi phí nhằm tạo sự thống nhất và đồng tình của người dân.

Mức đóng góp trung bình cho người dân cần được tính tốn một cách minh bạch và hợp lý để áp dụng cho tất cả các hộ dân trong địa bàn triển khai thực hiện, gắn quyền lợi với trách nhiệm nhằm phát huy tinh thần làm chủ của người dân. Khảo sát ý kiến đánh giá của người dân về mức đóng góp cơng lao động và kinh phí xây dựng cho thấy, có tới 60% ý kiến của người dân đánh giá số cơng lao động đóng góp của mỗi hộ là hợp lý và có tới gần 59% số ý kiến đánh giá mức đóng góp kinh phí xây dựng không quá cao. Đa số người dân ở xã Liên Hiệp đánh giá mức đóng góp là hợp lý trong khi tỷ lệ này ở xã Ngọc Tảo thấp hơn hẳn (43,3%). Tỷ lệ người dân đánh giá mức đóng góp kinh phí của người dân Liên Hiệp cũng khá cao (67%) tiếp đó đến là người dân xã Ngọc Tảo và xã Hiệp Thuận. Ngồi ra, đối với những hộ nghèo thì chính sách của nhà nước là giảm mức đóng góp cho hộ nghèo để hộ nghèo có điều kiện tham gia đóng góp và sự nghiệp chung của địa phương, đồng thời thế hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 82 - 84)