Ứng xử của người dân trước khi xây dựng hệ thống GTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

ĐVT: % số hộ điều tra STT Hoạt động Tên đơn vị Trung bình Hiệp Thuận Ngọc Tảo Liên Hiệp

1 Tham gia các buổi họp thôn, tổ dân phố 86,67 80,00 90,00 85,56 2 Tìm hiểu dự kiến quy hoạch xây dựng 73,33 63,33 76,67 71,11 3 Xác định nhu cầu xây dựng đường GTNT 46,67 30,00 36,67 37,78 4 Đóng góp ý kiến vào quy hoạch xây dựng 53,33 43,33 60,00 52,22 5 Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện 16,67 16,67 20,00 17,78

6 Không tham gia 10,00 17,78 3,33 12,22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Sự tham gia đông đảo của người dân sẽ tạo điều kiện cho các bộ địa phương phổ biến về quy hoạch đến mọi người dân để người dân hiểu và ủng hộ, đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng vì tập thể. Người dân tham gia nhiệt tình là biểu hiện của sự quan tâm tới chủ trương và kế hoạch xây dựng hệ thống giao thông nông thôn. Triển khai quy hoạch và lấy ý kiến của người dân vào quy hoạch xây dựng từ đó đi đến thống nhất quy hoạch đòi hỏi người cán bộ thực hiện phải có năng lực chun mơn, có biện pháp truyền đạt và giải thích để người dân hiểu và thực hiện. Để làm tốt điều này, cần đào tạo năng lực chuyên môn cho

cán bộ, đổi mới hình thức các buổi họp thơn, tổ dân phố để người dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Cần xây dựng chương trình làm việc cụ thể theo từng giai đoạn và tiến độ công việc để từ đó có kế hoạch triển khai từng nội dung tới người dân một cách logic và khoa học, đảm bảo mọi người dân để hiểu và tham gia nhiệt tình.

Có tới hơn 83% số ý kiến của người dân đánh giá việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là cần thiết trong đó có tới 35,6% người dân xác định xây dựng hệ thống giao thông là rất cần thiết. Điều này chứng tỏ nhu cầu của người dân là xây dựng và cải tạo hệ thống đường giao thông nông thôn là rất lớn và chủ trương đầu tư xây dựng của nhà nước là xuất phát từ nhu cầu thực tế đó của người dân. Ý đảng hợp với lòng dân sẽ tạo điều kiện thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Tỷ lệ (%) 35.56 47.78 2.22 14.44 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác

Biểu đồ 4.2. Đánh giá về mức độ cần thiết của xây dựng hệ thống GTNT Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Tuy nhiên, như đã nói ở trên chủ trương xây dựng hệ thống giao thông nông thôn xuất phát từ nhu cầu của người dân nhưng điều quan trọng là phải cho người dân hiểu được tác động của hệ thống giao thông nông thôn tới đời sống và phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế của địa phương. Xây dựng đường giao thông đáp ứng nhu cầu của nhiều người nhưng cần có sự thống nhất trong quy hoạch để làm sao cho hệ thống đường giao thông phát huy cao nhất giá trị sử dụng. Công tác tuyên truyền vận động ở đây có vai trị hết sức quan trọng do vậy cần quan tâm đặc biệt tới hoạt động này để đảm bảo cho mọi người dân đều nắm

được chủ trương xây dựng, nắm được quy hoạch dự kiến để từ đó đóng góp ý kiến và thống nhất trong các cuộc họp thôn, tổ dân phố để đi đến quy hoạch chính thức và triển khai thực hiện.

4.1.2.2. Nhận thức và ứng xử trong xây dựng các quy định của cộng đồng về xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Giao thơng nơng thơn là cơng trình xây dựng phục vụ lợi ích của cộng đồng do vậy cần có những quy tắc ứng xử của cộng đồng trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông. Các quy định của cộng đồng được xây dựng dựa trên ý kiến của cộng đồng, được mọi người đồng tình thơng qua với hình thức biểu quyết đa số. Quy định có tính chất định hướng, giáo dục, thuyết phục nhiều hơn là những tính chất pháp luật bắt buộc. Quy định rõ ràng nhưng chưa có các chế tài áp dụng với những trường hợp vi phạm quy định, dựa vào những quy định mà quá trình triển khai xây dựng, quản lý được tiến hành theo trình tự và thống nhất.

Tỷ lệ (%) 12.22 3.33 84.44 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00

Có tham gia Không tham gia Không trả lời

Biểu đồ 4.3. Sự tham gia của người dân vào xây dựng những quy định cộng đồng về xây dựng và quản lý đường GTNT

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2016) Sự tham gia của người dân là rất cần thiết vì chính người dân là người xây dựng những quy tắc ứng xử của cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy 84,4% số người dân được hỏi có tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng quy định của cộng đồng về xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thơn trên địa bàn mình sinh sống. Một tỷ lệ rất ít số người được hỏi khơng tham gia vào q trình đóng góp ý kiến và xây dựng các quy định cộng đồng trong xây dựng, quản lý đường giao thông nông thôn. Tăng cường sự tham gia của người dân là giải pháp

nhằm tạo sự hoàn thiện và thống nhất của các quy định ứng xử của cộng đồng đó với hoạt động xây dựng, quản lý đường giao thông nông thôn.

4.1.2.3. Ứng xử trong đóng góp tài chính, ngày cơng lao động, đất đai cho xây dựng đường giao thông nông thôn

Sau khi thống nhất về quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương sẽ tiến hành quá trình thực hiện xây dựng dựa trên quy hoạch đã được thông qua trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp và thống nhất của người dân trong các cuộc họp dân. Các nguồn lực để thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn theo chủ trương của nhà nước sẽ được hỗ trợ về vật tư, phần cịn lại do nhân dân đóng góp. Nếu thiếu sự đóng góp của người dân thì q trình xây dựng khơng thể tiến hành, sự đóng góp của người dân là rất cần thiết dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ người dân tự nguyện hiến đất để giải phóng mặt bằng cho xây dựng đường giao thông và sẵn sàng đóng góp kinh phí cũng như cơng lao động để đáp ứng đầy đủ các nguồn lực xây dựng là rất cao trong đó tỷ lệ sẵn sàng đóng góp chiếm tới xấp xỉ 90% số ý kiến khảo sát. Tỷ lệ người dân hiến đất mà khơng địi hỏi sự hỗ trợ cũng khá cao chiếm tới hơn 81% số ý kiến khảo sát. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một tỷ lệ nhỏ (7,8%) người dân vẫn cịn tâm lý trơng chờ hồn tồn vào sự hỗ trợ của nhà nước, nguyên nhân chủ yếu là họ chưa nhận thức được vai trị của mình trong xây dựng đường giao thơng nơng thơn tại địa phương.

81.11 88.89 7.78 4.44 Hiến đất giải phóng mặt bằng Đóng góp kinh phí Chờ nhà nước hỗ trợ Khác

Biểu đồ 4.4. Nhận thức của người dân chuẩn bị thực hiện xây dựng Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Vai trị của cơng tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu về mục đích xây dựng đường giao thơng nơng thơn từ đó tự nguyện tham gia là hết sức quan trọng. Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân và vận động người dân tham gia hiến đất tại những nơi tuyến đường đi qua, vận động người dân đóng góp kinh phí xây dựng cùng với sự hỗ trợ của nhà nước là giải pháp chủ yếu để nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân trong tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Ngồi ra cũng cần xóa bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ của một bộ phận người dân trong huyện, nêu cao tinh thần tự giác và chủ động của người dân, gắn quyền lợi với trách nhiệm để người dân đồng tình ủng hộ và tham gia.

Nhà nước và nhân dân cùng làm là nguyên tắc trong xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, sự đóng góp của người dân giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và cũng góp phần nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng và bảo vệ các cơng trình đường giao thơng nơng thơn. Chủ trương hỗ trợ của nhà nước là hỗ trợ xi măng, vật tư cịn người dân đóng góp cơng lao động và kinh phí mua nguyên vật liệu khác. Bảng 4.9 cho thấy mức đóng góp cơng lao động và kinh phí phụ thuộc vào từng địa phương nhưng trung bình tồng số cơng lao động của mỗi gia đình là 6,3 cơng lao động và mỗi khẩu trong gia đình phải góp từ 0,6 triệu đồng đảm bảo chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 78 - 82)