Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân trong xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

2.1. Cơ sở lý luận về nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân trong xây

xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nơng thơn

2.1.5.1. Chính sách, pháp luật của nhà nước

Xây dựng nơng thơn mới nói chung và xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và nhà nước với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Dựa trên quy hoạch phát triển tổng thể, mỗi địa phương tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà xây dựng quy hoạch, lộ trình xây dựng sao cho hợp lý và đúng mục đích. Nhà nước cần xây dựng chủ trương huy động sự tham gia đóng góp của người dân về tài chính, nhân lực, vật lực và khuyến khích người dân hiến đất cho xây dựng đường giao thơng nơng thơn.

Cần có những khn khổ pháp lý rõ ràng để huy động sự tham gia của người dân, để người dân nhận thấy mục đích xây dựng đường giao thơng nơng thơn là đúng đắn và phải có trách nhiệm tham gia. Bên cạnh đó cần đưa ra những định mức đóng góp về tài chính phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền, từng loại đường giao thông cũng như xác định những đối tượng được miễn hoặc giảm đóng góp tài chính. Bên cạnh đó, nhà nước cịn xây dựng những hướng dẫn thực hiện và những ưu đãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (Kiều Kim Dung, 2015).

Do việc quản lý hiện nay vẫn mang nặng tính chất áp đặt từ trên xuống, không bám sát thực tế và do vậy còn thiếu các qui định rõ ràng, phù hợp với thực tế đang phát triển. Việc xây dựng quy định chỉ mang tính tương đối, khơng phù

hợp với điều kiện, thực tế của nhiều vùng hoặc đơi khi chỉ mang tính chất cho có. Bên cạnh đó vẫn cịn thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực xây dựng, quản lý và khai thác các cơng trình giao thơng nơng thơn. Trong thời gian tới cần khắc phục ngay những yếu điểm này để việc quản lý đi vào khuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác.

2.1.5.2. Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của hộ khi quyết định tham gia đóng góp kinh phí cho cơng tác làm đường. Ở nhiều địa phương, người dân rất muốn được làm mới lại các tuyến đường, song do gặp phải khó khăn về vốn mà họ khơng thể thực hiện được. Đặc biệt là đối với các hộ nghèo, đóng góp kinh phí xây dựng mới các tuyến đường, thật sự là một khoản đóng góp lớn đối với họ. Đứng trước những khó khăn này, điều mà người dân mong muốn là nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của Nhà nước, của chính quyền cho cơng tác xây dựng, làm mới các tuyến đường giao thôn trên địa bàn.

Việc huy động đóng góp tài chính đối với từng hộ cần phải tính tốn phù hợp dựa trên tổng kinh phí xây dựng, chi phí phân bổ cho từng người phải đảm bảo tính cơng bằng. Những địa phương có điều kiện phát triển kinh tế hơn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho huy động sự đóng góp tài chính và ngược lại. Kinh tế phát triển người dân cũng có điều kiện nâng cao hiểu biết, tiếp cận thơng tin về chủ trương, chính sách về xây dựng đường giao thơng nơng thơn qua đó thấy được trách nhiệm, quyền lợi của mình và chủ động tham gia (Dương Chí Thanh, 2011).

2.1.5.3. Trình độ nhận thức của người dân

Trình độ văn hóa hay trình độ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người dân. Nếu một người có hiểu biết, nhận thức cao thì chắc chắn sẽ có nhận thức khác một người hiểu ít hay mức độ nhận thức thấp. Khi một người có sự hiểu biết hơn người khác về một vấn đề nào đó thì chắc chắn họ sẽ đưa ra những quyết định phù hợp và đúng đắn hơn. Vai trò của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn cũng vậy. Khi người dân nhận thức được những lợi ích mà các tuyến đường giao thơng mang lại thì sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng và những đóng góp của họ cho cơng tác này cũng tích cực hơn (Phạm Văn Hùng, 2013).

Ngoài ra việc tuyên truyền giáo dục và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về đường bộ trong phạm vi quản lý của địa phương. Tổ chức quán triệt

sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, biện pháp phát triển GTNT làm cho mọi người thấy rõ vị trí và vai trị của GTNT đối với lợi ích của chính mình cũng như của toàn xã hội để dân tự giác tham gia xây dựng các chương trình phát triển giao thơng hàng năm của xã. Phân công trách nhiệm của xã với các thôn, thực hiện các chủ trương biện pháp của huyện, tỉnh về công tác phát triển GTNT. Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực do huyện giao và nguồn lực huy động tại xã. Quản lý, bảo vệ hệ thống đường bộ của địa phương và những con đường đi qua địa phương. 2.1.5.4. Năng lực tổ chức, tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương

Sự thay đổi nhận thức và ứng xử của người dân theo chiều hướng tích cực hay khơng tích cực cịn phụ thuộc vào hoạt động tuyên truyền, vận động của chính quyền và các ban ngành ở địa phương. Để làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền vận động địi hỏi cán bộ xã, thơn phải có năng lực tổ chức, khả năng tuyên truyền, thuyết phục quần chúng. Để người dân hiểu và nắm được những nội dung của hoạt động xây dựng đường giao thông nông thơn cũng như trách nhiệm của mình trong tham gia đóng góp và xây dựng thì cơng tác tun truyền đóng vai trị quan trọng, hoạt động tuyên truyền cần diễn ra thường xuyên, liên tục và áp dụng nhiều hình thức khác nhau (Nguyễn Mậu Thái, 2015).

Để làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền cần nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương nhất là cán bộ thôn để họ nắm được quy hoạch xây dựng, quy trình triển khai thực hiện, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ, đưa cán bộ đi tham quan thực tế tại các địa phương và rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Hoạt động tuyên truyền cần đa dạng, nên tổ chức tuyên truyền, vận động vào những buổi họp thơn để người dân có điều kiện đóng góp ý kiến và được giải đáp những thắc mắc. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thông của xã, tuyên truyền bằng khẩu hiệu và Aphich, kết hợp với vận động tuyên truyền của các đồn thể với hội viên của mình (Nguyễn Mậu Thái, 2015). 2.1.5.5. Sự phối hợp giữa chính quyền với các đồn thể, tổ chức

Tình trạng đường giao thơng nơng thơn nói chung là là rất xấu do vốn cho cơng tác duy tu bảo dưỡng cịn hết sức hạn chế, nhiều tuyến trọng tải xe bị hạn chế do cầu yếu hoặc các cơng trình thốt nước kém. Vì vậy nhiều xã đã có đường về trung tâm nhưng không đảm bảo đi lại thơng suốt va an tồn quanh năm. Thực tế hiện nay để thúc đẩy quá trình phát triển đường giao thơng nơng thơn chúng ta cần huy động nguồn tài chính khá lớn phục vụ cho sự phát triển chung. Chính phủ cần

đẩy mạnh việc tạo nguồn đầu tư mới và tìm thêm các nguồn kinh phí cho việc đầu tư vào xây dựng, nâng cấp và duy tu bảo dưỡng các con đường giao thơng nơng thơn thơng qua hàng loạt hình thức cung cấp tín dụng, kênh tài chính. Các địa phương khơng thể ngồi n chờ sự hỗ trợ từ phía trung ương mà cần năng động và vận dụng linh hoạt các chính sách nhằm tạo dựng nguồn tài chính, nguồn vốn cho việc duy tu và bảo dưỡng các con đường giao thơng nơng thơn của địa phương mình.

Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các đồn thể, tổ chức trong quá trình tuyên truyền vận động nâng cao ý thức của người dân cũng như huy động sự đóng góp của nhân dân. Nếu sự phối hợp rời rạc hoặc chỉ mang tính hình thức thì hiệu quả tuyên truyền vận động sẽ thấp, thậm trí là khơng có. Chính quyền địa phương cần giao cho các đoàn thể thực hiện việc vận động tuyên truyền tới hội viên của mình, sự tác động của nhiều nguồn thơng tin sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của người dân(Kiều Kim Dung, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)