Kết quả khảo sát đường giao thông nông thôn tại 3 xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

Tên xã Chiều dài Chiều dài đường xuống cấp Bề rộng mặt đường Loại mặt đường Hiện trạng 1. Xã Liên Hiệp

Đường trục thôn, liên thôn 5,105 0 2.5-5.0 BTXM Có nhiều đoạn lầy lội, đường đất, bê tông xuống cấp

Đường ngõ xóm 15,153 6,703 2.5-3.0 BT, Đất

Đường giao thông nội đồng 9,375 8,175 3.0-4.0 BT, Đất

2. Xã Hiệp Thuận

Đường trục thôn, liên thôn 1,8 0,8 3.5-4 BTXM Đường đất và đường đất đang xuống cấp

Đường ngõ xóm 4,7 0,7 3.5 BTXM

Đường giao thông nội đồng 36 36 3.0-4.0 BT, Đất

3. Xã Ngọc Tảo

Đường trục thôn, liên thôn 20,52 1,414 2.5-3.5 BTXM Có nhiều đường bê tông xuống cấp

Đường ngõ xóm 14,29 5,31 2-3.0 BTXM

Đường giao thông nội đồng 78,443 78,443 2.0-4.0 Đất

d) Các tuyến đường tại địa điểm nghiên cứu

Đường trục làng, xã là tuyến đường chạy xuyên suốt làng, xã. Đường nối từ cổng làng đến đường cấp huyện hay tỉnh lộ. Từ con đường xương sống này, các đường ngõ xóm được đấu nối vào như những xương cá hình thành mạng lưới đường ngõ xóm. Chính con đường trục của làng, xã, ngày xưa chỉ để đi bộ, đi xe đạp, dần dần con đường làng thêm một chức năng phục vụ xe cải tiến chuyên trở thóc, lúa, các nông sản trong vùng, làng xã. Ngày nay, nhiều hộ nông dân trong làng, xã đã mua được ô tô vận tải nhỏ để chuyên trở hàng hóa nông sản. Với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì ô tô và máy kéo sẽ trở thành phổ biến ở làng quê, nhất là ở những vùng giàu tiềm năng cho phát triển công nghiệp, các cụm công nghiệp, các cơ sở thu gom, chế biến và giết mổ thịt, khu công nghiệp chế biến thức ăn gia súc... sẽ thay thế cho chiếc xe máy như hiện nay. Các công trình giao thông nằm trên các tuyến này về cơ bản là đã được bê tông hóa, láng nhựa. Tuy nhiên, qua thời gian đã có nhiều công trình bị xuống cấp, rất cần được nâng cấp và sửa chữa. Sau đây là bảng kết quả khảo sát hệ thống giao thông tại các điểm nghiên cứu.

4.1.2. Thực trạng nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội quản lý hệ thống giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

4.1.2.1. Nhận thức và ứng xử trong tham gia quy hoạch, thiết kế hệ thống đường giao thông nông thôn

Trước khi xây dựng đường giao thông nông thôn, việc người dân biết đến các chủ trương xây dựng cũng như các quy hoạch và mục đích xây dựng đường giao thông nông thôn là rất cần thiết. Mục tiêu lớn nhất của xây dựng đường giao thông nông thôn chính là phục vụ cho nhu cầu đi lại, thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển sản xuất và kinh tế của người dân. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân trên địa bàn huyện cho thấy, có tới gần 88% người dân nắm được nội dung quy hoạch và chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn trong đó đa số nắm vững các quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn một số ít người dân chưa nắm được các quy hoạch và chủ trương xây dựng đường giao thông trên địa bàn, điều này sẽ có một số tác động không tích cực và cẩn phải thay đổi trong thời gian tới đặc biệt là ở các địa phương sắp triển khai xây dựng dựa trên nguyên tắc “dân biết, dân bàn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 71 - 73)