Nghệ thuật Pháp Lam Tương truyền, trong một dịp cận Tết

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 72 - Tháng 01.2022 (Xuân 2022) (Trang 60)

D Ts NguYễN sĨ ŨNg

nghệ thuật Pháp Lam Tương truyền, trong một dịp cận Tết

Tương truyền, trong một dịp cận Tết

Nguyên đán, nhà vua trong lúc uống trà cảm thấy cần phải cĩ một loại bánh gì đĩ để ăn kèm, ngài bèn vời các bơ lão ở làng Kim Long - ngơi làng lúc bấy giờ khá nổi tiếng với nhiều của ngon, vật lạ - để truyền đạt yêu cầu này. Sau đĩ, các bơ lão Kim Long đã tận dụng vật liệu đậu xanh vốn được trồng nhiều ở địa phương kết hợp với đường cát để làm nên một loại bánh dễ làm nhưng rất ngon. Do trên mặt bánh cĩ in hình chữ “Thọ” để dâng vua, nên dân gian đã gọi tên nĩ là bánh in cho đến ngày nay.

Bánh in trước đây được đĩng theo hình chữ nhật, hoặc hình vuơng, nhưng nay cĩ thêm nhiều kích cỡ, kiểu dáng như hình trịn, lục giác, bát giác. Ngồi loại nguyên liệu dân dã là đậu xanh và đường cát, sau này cĩ thêm loại bánh phục linh (một dạng bánh in được làm bằng bột gạo nếp hay bột năng với nhân đậu xanh, nhân dừa non, đường, lá dứa…), bánh hạt sen ngọt thơm làm từ đậu xanh, đường, bột nếp rang, vani được rang trên bếp lửa than hồng… Đây là những loại bánh thường được dùng

như một mĩn điểm tâm sáng, để thưởng trà hoặc để dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp xuân về Tết đến. Để phục vụ nhu cầu chú trọng thị giác của khách hàng, hình ảnh sản phẩm bánh in cũng được cải tiến đáng kể, thay vì chỉ gĩi đơn giản bằng lớp giấy ni lơng một màu như trước đây. Chị Phạm Thị Diệu Huyền - CEO của Mộc Truly Hue’s đã dựa trên 5 màu cơ bản (gồm đỏ, tím, vàng, lục, xanh) của nghệ thuật Pháp Lam để bọc bánh theo kiểu xếp giấy như nghệ thuật origami của người Nhật. Loại giấy để gĩi bánh là sản phẩm của làng hoa giấy Thanh Tiên nổi tiếng. Pháp Lam Huế là một trong những di sản văn hĩa của triều Nguyễn để lại. Đây là loại hình nghệ thuật trang trí ra đời và phát triển hơn 60 năm (1827 - 1888), trải qua 8 đời vua - từ vua Minh

Mệnh đến vua Đồng Khánh.

Về cơ bản, Pháp Lam vừa là cách gọi về một loại hình mỹ thuật, vừa là cách gọi của một loại vật liệu trang trí nội, ngoại thất cung đình thường thấy dưới thời nhà Nguyễn. Pháp Lam sử dụng lớp cốt bằng đồng, bên ngồi tráng lớp men nhiều màu, thường được sử dụng để tạo thành các đồ án trang trí hình khối gắn ở đỉnh điểm nĩc, bờ mái… trên các cung điện, nghi mơn trong hồng cung và lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế. Sau này, nghệ thuật Pháp Lam cịn được sử dụng để trang trí cách điệu đồ gia dụng, đồ tế tự và cả đồ lưu niệm. Chị Phạm Thị Diệu Huyền cho biết, để làm bánh in trang trí kiểu Pháp Lam, việc chọn giấy gĩi khĩ một thì việc xếp vỏ thành nhiều lớp khĩ hơn mười lần, địi hỏi sự kì cơng. “Tất cả đều được thực hiện hồn tồn thủ cơng, tỉ mẫn và kiên nhẫn. Vì mỗi chiếc vỏ hộp được vẽ bằng tay cách điệu theo nghệ thuật Pháp Lam nên nĩ là độc bản. Chính vì vậy, vỏ hộp cĩ thể được dùng làm vật trang trí trong nhà sau khi đã sử dụng hết phần bánh trong đĩ”, chị nĩi thêm.

VIệC ĐƯA NGHệ THUậT PHÁP LAM Để LàM MớI BAO Bì SẢN PHẩM ẩM THựC TRUyềN THỐNG Là ĐIềU KHÁ MớI Mẻ, Nĩ GIúP NHữNG LOạI BÁNH TRÁI DÂN Dã, TRỞ THàNH MộT LOạI QUà TặNG Cĩ GIÁ TRị HơN RẤT NHIềU LầN.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 72 - Tháng 01.2022 (Xuân 2022) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)