Vỡ túi phình trong mổ

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 48 - 49)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.8. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị vi phẫu vỡ túi phình động

1.8.6. Vỡ túi phình trong mổ

Tỷ lệ vỡ TP trong mổ được công bố từ 7%-35% với các phẫu thuật TP ĐM não vỡ [102],[103],[104]. Đây là một tai biến nghiêm trọng trong mổ, kể cả đối với những phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm. Theo nhận xét của Leipzig và cộng sự (2005) qua 1694 TP ĐM não cho thấy, TP ĐM thơng sau có nguy cơ vỡ trong mổ ngang bằng với TP ĐM thông trước nhưng thấp hơn so với TP ĐM tiểu não sau dưới [102]. Mức độ chảy máu do vỡ TP trong mổ cũng được nhóm tác giả này đưa ra, bao gồm:

+ Chảy máu mức độ nhẹ: là chảy máu có thể khống chế được bằng ống hút có đường kính 3F.

+ Chảy máu mức độ trung bình: là chảy máu phải cần đến đặt clip tạm thời vào đoạn ĐM gần TP hoặc phải chèn lên điểm vỡ để cầm máu.

+ Chảy máu mức độ nặng: là chảy máu ồ ạt, khó kiểm sốt bằng ống hút hoặc chẹn TP, thường phải bọc TP trong những trường hợp này.

Các yếu tố liên quan đến tai biến này được liệt kê, bao gồm: kích thước, hình dáng, vị trí TP, phân độ Hunt-Hess và phân độ Fisher cải tiến… [102], [104]. Mặc dù, ảnh hưởng của vỡ TP trong mổ để kết quả điều trị còn nhiều bàn luận nhưng các tác giả đều cho rằng, cần tránh để TP vỡ trước khi đặt clip vĩnh viễn hơn là xử trí vỡ TP trong mổ.

Những biện pháp được đề nghị áp dụng nhằm tránh vỡ TP trong mổ được đưa ra, bao gồm đặt clip tạm thời lên ĐM mang hoặc ĐM cảnh trong, phẫu tích rộng rãi các khoang dưới màng nhện, tránh vén não tối đa… và trên hết, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hình ảnh của TP cùng các cấu trúc giải phẫu liên quan đến TP trước phẫu thuật [103]. Việc sử dụng clip tạm thời giảm tỷ lệ vỡ TP trong mổ (3,1%) so với việc không sử dụng clip tạm thời (8,6% - p < 0,0001) [102].

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w