Phân độ WFNS và phân độ Hunt-Hess

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 31 - 34)

Độ Phân độ WFNS Phân độ Hunt-Hess

1 Điểm Glasgow = 15 Khơng có liệt khu trú

Khơng có triệu chứng, hoặc chỉ đau đầu và cứng gáy nhẹ

2 Điểm Glasgow = 14-13 Khơng có liệt khu trú

Đau đầu nhiều, hội chứng màng não rõ, khơng có dấu hiệu thần kinh khu trú, khơng liệt các dây thần kinh sọ

3 Điểm Glasgow = 14-13 Có liệt khu trú

Lơ mơ, lẫn lộn, hoặc có dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt nhẹ nửa người, mất cảm giác nửa người) 4 Điểm Glasgow = 12-7

Có hoặc khơng có liệt khu trú Hơn mê, liệt nửa người rõ 5 Điểm Glasgow = 6-3

Có hoặc khơng có liệt khu trú Hơn mê sâu và duỗi cứng mất não Bảng phân độ lâm sàng Hunt-Hess được công bố năm 1968 dựa trên sự sửa đổi của một hệ thống phân loại trước đó của Botterell và cộng sự [63]. Thang điểm này được xây dựng dựa trên quan điểm của các tác giả, những người cho rằng các yếu tố lâm sàng quan trọng của bệnh lý này bao gồm: (i) sự nhạy cảm của phản ứng viêm của màng não, (ii) mức độ nặng của các dấu hiệu thần kinh, (iii) mức độ nhận thức của BN, (iv) các bệnh lý phối hợp khác.

Bảng phân độ lâm sàng của Hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới, hay còn được gọi tắt là phân độ WFNS, do Charles Drake công bố vào năm 1988, được

sử dụng rộng rãi do áp dụng trực tiếp thang điểm Glasgow và sự xuất hiện hay không các dấu hiệu thần kinh khu trú. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phân độ WFNS là sự trải dài của điểm Glasgow từ 7 đến 12 ở mức phân độ WFNS IV, nên dễ gây sai lệch trong kết quả tiên lượng. Với phân độ WFNS = V (tương ứng với điểm Glasgow từ 3-6), nếu BN dấu hiệu chèn ép thân não sẽ có tiên lượng xấu hơn nhiều so với trường hợp khơng có chèn ép thân não [64].

1.6. Các chẩn đốn hình ảnh của vỡ túi phình động mạch thơng sau 1.6.1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não khơng tiêm thuốc

Chụp CLVT khơng tiêm thuốc là thăm khám hình ảnh được lựa chọn đầu tiên được các hướng dẫn điều trị khuyến cáo sử dụng với những BN tai biến mạch máu não, để phân biệt thể nhồi máu não với chảy máu não, trong đó có CMDMN do vỡ TP ĐM não [39],[40],[43],[44]. Hình ảnh CMDMN trên phim CLVT không tiêm thuốc là dải tăng tỷ trọng tự nhiên trong khoang dưới nhện ở các vị trí bể trên yên, bể quanh thân não, các rãnh cuộn não, khe Sylvius, khe liên bán cầu và trên lều tiểu não [65]. CMDMN trong vỡ TP ĐM thơng sau có biểu hiện máu tập trung ở bể đáy trên yên, phần đầu của khe Sylvius và phần trước của bể quanh cầu não và khơng có tính chất đối xứng.

Tuy có độ nhạy cao trong chẩn đoán, nhưng khả năng phát hiện chảy máu của phương pháp này phụ thuộc vào mức độ chảy máu và thời gian từ lúc chảy máu đến khi chụp. Trong 6h đầu sau khi chảy máu, độ nhạy và độ đặc hiệu của thăm khám này lần lượt là 92,9% (95%CI - 89,0%-95,5%) và 100% (95%CI - 99,9%-100%) [65]. Sau chảy máu 72h, độ nhạy của phương pháp này vẫn đạt trên 97%, nhưng giảm xuống còn khoảng 50% sau 5 ngày [59]. Ngồi ra, trên phim chụp CLVT khơng tiêm thuốc còn cho phép phát hiện các tổn thương phối hợp (máu tụ trong não, CMNT) hay các biến chứng của CMDMN (thiếu máu não, GNT).

Hình 1.5: Các hình thái CMDMN do vỡ TP ĐM não trên phim chụp CLVT không tiêm thuốc [59]

1.6.2. Phân độ CMDMN trên phim CLVT không tiêm thuốc

Mức độ CMDMN được đánh giá theo phân loại của tác giả Fisher và cộng sự đưa ra năm 1980 [66]. Phân độ Fisher được xây dựng dựa vào mức độ CMDMN quan sát được trên phim chụp CLVT sọ não không tiêm thuốc.

Năm 2006, Frontera và cộng sự đề xuất bảng phân độ CMDMN do vỡ TP ĐM não sửa đổi dựa trên phân độ Fisher cũ. Trong bảng phân độ này, hai yếu tố chảy máu nhu mô và CMNT được tách riêng để đánh giá mức độ chảy máu, từ đó có thể tiên lượng được nguy cơ co thắt mạch cũng như kết quả điều trị [67].

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w