Các biến chứng sau vi phẫu thuật

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 109 - 110)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

4.1.16. Các biến chứng sau vi phẫu thuật

Các biến chứng sau can thiệp phẫu thuật được ghi nhận trong nghiên cứu này bao gồm: rối loạn điện giải (18,5%), thiếu máu não (18,5%), viêm phổi (16,9%), phù não (10,8%), động kinh (6,1%) và nhiễm khuẩn vết mổ (7,6%). Trên lâm sàng, cần phân biệt hạ natri máu là hậu quả của hội chứng tăng bài tiết hormon chống bài niệu (Syndrome of Inappropriate Antidiuretic Hormone Secretion - SIADH) hay hội chứng mất muối do não gây nên (Cerebral Salt Wasting – CSW). Dựa vào các xét nghiệm được đề cập ở bảng dưới đây, chúng tơi có thể phân biệt được hai hội chứng này.

Bảng 4.1: Phân biệt hội chứng tăng bài tiết hormon chống bài niệu và hội chứng mất muối do não [56]

SIADH CSW

Natri máu Giảm Giảm

Tỷ trọng huyết thanh Giảm Tăng

Natri niệu Tăng Tăng

Tỷ trọng nước tiểu Tăng Tăng

Lượng nước tiểu 24h Bình thường hoặc giảm Tăng

Hematocrit Giảm Tăng

Trọng lượng BN Tăng Giảm

Lưu ý cần tránh điều chỉnh nồng độ Natri máu tăng nhanh đột ngột (khơng q 12 mmol/l trong vịng 24h) để tránh hiện tượng thối hóa myelin của sợi thần kinh. Với hiện tượng tăng Natri máu, thường gặp trong bệnh

cảnh của đái tháo nhạt, phác đồ sử dụng dung dịch muối 0,45% hoặc Dextrose 5% kết hợp với các thuốc ức chế bài tiết vasopressin được chúng tôi sử dụng.

Chúng tôi gặp 11/65 BN (16,9%) bị viêm phổi do thở máy kéo dài sau phẫu thuật. Đây là những trường hợp viêm phổi bệnh viện do nhiễm vi khuẩn đa kháng. Các BN này đều được cấy khuẩn và điều trị theo kháng sinh đồ. Các trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ đều được thay băng kiểm tra hàng ngày, khơng có trường hợp nào phải can thiệp ngoại khoa lại. 6,1% BN (4/65) có xuất hiện cơn động kinh cục bộ sau phẫu thuật được điều trị bằng các thuốc kháng động kinh theo các hướng dẫn điều trị của Thế giới [39],[40],[43],[44].

Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ của Nguyễn Thế Hào (2006) là 24,7% [13]. Tác giả này chia biến chứng sau mổ thành hai nhóm: biến chứng sau mổ do phẫu thuật (phù não, tắc mạch, thiếu máu não do co thắt…) và biến chứng của CMDMN xảy ra ở giai đoạn sau mổ (GNT mạn tính, thiếu máu não do co thắt mạch từ trước mổ…).

Nghiên cứu của Đỗ Hồng Hải (2010) cho thấy các biến chứng sau vi phẫu kẹp TP ĐM thông sau vỡ bao gồm: GNT (7,5%), liệt dây III không hồi phục (20%), thiếu máu não (5%), viêm phổi (5%) [4]. Tuy nhiên, tác giả này cũng cho biết khơng có biến chứng trực tiếp liên quan đến phẫu thuật như chảy máu tại vị trí phẫu thuật, viêm màng não, dập não.

Các biến chứng sau phẫu thuật được nhóm tác giả Lương Quốc Chính và cộng sự (2021) công bố, gồm: chảy máu tái phát muộn (11,9%), GNT cấp tính (44,4%), hạ natri máu (17,5%), động kinh (39,7%), viêm phổi (19%) [18].

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w