Đánh giá kết quả điều trị

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.5. Đánh giá kết quả điều trị

2.3.5.1. Đánh giá kết quả gần

- Đánh giá lâm sàng kết quả điều trị dựa trên thang điểm Rankin cải tiến (modified Rankin Scale – mRS). Đây là thang điểm được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu về tai biến mạch máu não, trong đó có CMDMN do vỡ TP ĐM não [1],[6],[109]. Thời điểm đánh giá tại lúc ra viện được tiến hành trực tiếp bởi nghiên cứu sinh.

Bảng 2.2: Thang điểm Rankin sửa đổi

Thang điểm Rankin sửa đổi Biểu hiện 0 Khơng có triệu chứng

1 Di chứng khơng ảnh hưởng, BN có thể tự làm mọi hoạt động của cuộc sống

2 Di chứng nhẹ, có thể tự chăm sóc bản thân mà không cần sự giúp đỡ, tuy nhiên, không thể tự làm tất cả mọi hoạt động của cuộc sống

3 Di chứng mức độ trung bình, cần sự giúp đỡ nhưng có khả năng tự đi lại

4 Di chứng mức độ trung bình khá, khơng tự mình làm các cơng việc mà khơng có sự giúp đỡ, khơng tự đi lại được

5 Di chứng nặng, cần sự chăm sóc tồn diện

6 Tử vong

- BN được đánh giá có kết quả điều trị tốt nếu điểm mRS < 3, kết quả điều trị xấu nếu điểm mRS ≥ 3.

- Đánh giá dấu hiệu liệt nửa người dựa trên đánh giá cơ lực: mới xuất hiện, cải thiện, xấu hơn, không thay đổi so với trước phẫu thuật.

- Thay đổi về thị lực, thị trường: mới xuất hiện, cải thiện xấu hơn và không thay đổi so với trước phẫu thuật.

2.3.5.2. Hình ảnh học

- Chụp CLVT sọ não không tiêm thuốc: được tiến hành sau mổ 2-3 ngày hoặc chụp ngay sau khi có diễn biến xấu trên lâm sàng để xác định các biến

chứng có thể xảy ra như: chảy máu não (có/khơng), thiếu máu não (có/khơng), dập não (có/khơng), máu tụ dưới màng cứng (có/khơng), CMNT (có/khơng), GNT (có/khơng). Phương pháp này cũng được chúng tôi sử dụng trong các lần kiểm tra để đánh giá các tổn thương sau phẫu thuật như thiếu máu não, giãn não thất mạn tính.

- Chụp CTA để đánh giá kết quả kẹp túi phình: + Kẹp hết hồn tồn TP.

+ Cịn thừa cổ TP: hết TP nhưng còn lại một phần cổ túi. + Còn TP: TP được kẹp một phần.

+ Tắc mạch mang TP.

Chúng tôi tiến hành chụp CTA cho tất cả các BN trước khi ra viện và tại các thời điểm tiến hành khám kiểm tra sau phẫu thuật để phát hiện và theo dõi các biến chứng như thừa cổ TP, tồn dư TP hoặc hẹp ĐM mang sau phẫu thuật.

2.3.5.3. Các biến chứng sau phẫu thuật

- Biến chứng không do nguyên nhân phẫu thuật: là biến chứng xuất hiện sau mổ nhưng nằm trong diễn biến sinh lý bệnh của CMDMN do với TP ĐM thông sau gây ra như: co thắt mạch, GNT, rối loạn điện giải, viêm phổi.

- Biến chứng do nguyên nhân phẫu thuật: tử vong do phẫu thuật, viêm não- màng não, động kinh mới, dò DNT, các dấu hiệu thần kinh khu trú mới xuất hiện sau khi mổ.

- Thống kê đánh giá một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả điều trị: tìm hiểu các yếu tố nguy cơ như tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạn tính kèm theo, mức độ lâm sàng trước mổ ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như mối liên hệ giữa chúng với kết quả hồi phục của BN.

mRS = 3 KHƠNG CĨ mRS = 2 KHƠNG mRS = 5

Người nhà bạn nằm một chỗ hoặc cần sự trợ giúp tồn bộ từ người khác khơng?

mRS = 1

KHƠNG

Người nhà bạn hồn tồn quay trở lại cuộc sống như trước khi phẫu thuật khơng? KHƠNG

Người nhà của bạn có thể sinh hoạt độc lập mà khơng cần bất kỳ sự trợ giúp từ người khác khơng? (BN có thể tự tắm giặt, đi vệ sinh cá nhân, chuẩn bị bữa ăn)

CĨ KHƠNG

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w