Phân độ WFNS khi nhập viện

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 115 - 117)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.3.2. Phân độ WFNS khi nhập viện

Chúng tơi nhận thấy, tỷ lệ BN có tình trạng lâm sàng khi nhập viện với phân độ WFNS = I-III có kết quả điều trị tốt (điểm mRS = 0-2) chiếm 34,8% so với 5,3% số BN nhập viện với tình trạng nặng (phân độ WFNS IV-V), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Khả năng đạt kết quả điều trị tốt của nhóm BN có phân độ WFNS I-III cao gấp 9,6 lần so với các BN có phân độ WFNS IV-V trong nghiên cứu của chúng tôi.

Phân độ WFNS cao khi nhập viện (độ III – V) được nhiều tác giả chứng minh có liên quan đến kết quả điều trị CMDMN do vỡ TP ĐM não, trong đó có TP ĐM thơng sau. Cùng với các yếu tố như tuổi trên 70 (p < 0,001 – 95%CI - 3,31-21,14), có máu tụ nội sọ (p = 0,01 – 95%CI - 1.31-10,77), chỉ số Evans trên 0,3 (p < 0,01 – 95%CI - 1,47-13,14) thì phân độ WFNS V khi nhập viện (p < 0,001 – 95%CI - 4,01-58,78) là một trong những yếu tố tiên lượng xấu đối với phẫu thuật kẹp TP ĐM thông sau vỡ, theo nghiên cứu của Ota và cộng sự (2019) [120].

Phân độ WFNS I-II khi nhập viện được xem là có tình trạng lâm sàng tốt. Tuy nhiên, điều này khơng đồng nghĩa với việc, những BN có phân độ WFNS tốt có được kết quả điều trị tốt. Phù não, chảy máu ở khoang dưới màng nhện che lấp phẫu trường, nguy cơ vỡ TP trong mổ… vẫn có khả năng xảy ra trong q trình điều trị. Bên cạnh đó, những hậu quả của CMDMN như co thắt mạch, GNT, co giật… vẫn là những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị nói chung [142].

63,1% BN có điểm mRS từ 4-6 khi ra viện mặc dù phân độ WFNS từ I- III khi nhập viện, theo Park và cộng sự (2014) [92]. 16,1% BN có phân độ WFNS I-II đạt điểm GOS > 3 theo kết quả nghiên cứu của Benes và cộng sự (2017) [142]. Nguyên nhân của kết quả này, theo Benes đó là do hiện tượng thiếu máu não và GNT sau mổ. Nghiên cứu ISAT năm 2002 cũng cho thấy,

30,6% BN có phân độ WFNS I-II có điểm mRS > 2 sau 1 năm phẫu thuật [109], tỷ lệ này trong nghiên cứu BRAT là 19,8% [143].

Ngược lại, phân độ WFNS V cho tiên lượng tỷ lệ tử vong và di chứng cao sau điều trị. Theo Wostrack và cộng sự (2013) có 30% BN có phân độ WFNS V tử vong trước khi được tiến hành điều trị, tỷ lệ BN sống thực vật và di chứng nặng tại thời điểm ra viện là 27%, chỉ có 16% trường hợp đạt điểm GOS khi ra viện ở mức tốt [144]. Kết quả nghiên cứu của Liu và cộng sự (2020) cũng cho kết quả tương tự. Chỉ có 28,3% BN có phân độ WFNS V khi nhập viện đạt kết quả tốt sau điều trị (điểm mRS ≤ 3) so với 65,5% trường hợp có điểm mRS = 4-6 (p < 0,01 – 95%CI - 2,85-8,07) [145].

Kết quả nghiên cứu của Teo và cộng sự (2017) chỉ ra rằng nhóm BN có phân độ WFNS III-V khi nhập viện có kết quả điều trị khơng tốt (điểm mRS = 3-6) sau 6 tháng là 53%, so với 19% của nhóm BN có phân độ WFNS I-II [79]. Với nhóm BN này khơng có sự khác biệt về kết quả điều trị tính theo phương thức điều trị (phẫu thuật hay can thiệp mạch) hay thời gian điều trị (sớm hay rất sớm) [94]. Nguy cơ tử vong của nhóm BN có phân độ WFNS V tại thời điểm 14 ngày và 90 ngày sau khi điều trị cao gấp 12,94 lần và 13,4 lần so với các BN có phân độ WFNS I tại thời điểm nhập viện [2].

Tuy nhiên, theo Schwartz và cộng sự (2017) tiên lượng kết quả điều trị xấu gắn liền với phân độ WFNS IV-V là điều cần tranh luận [146]. Trong tổng sổ 107 BN có phân độ WFNS IV-V, chỉ có 1/3 số BN tử vong, và 2/3 số BN sống sau điều trị có điểm mRS < 2 sau thời gian theo dõi trung bình 3,2 năm. Theo Schwartz, đây là kết quả hồn tồn có thể chấp nhận được với dạng bệnh lý này. Haug và cộng sự (2010) cũng đồng quan điểm bởi kết quả cho thấy 20% BN có phân độ WFNS V hồi phục sau phẫu thuật mà không cần bất kỳ phương pháp hồi sức đặc biệt nào [147].

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w