Phân độ Fisher trên phim CLVT sọ não không tiêm thuốc

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 96 - 97)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

4.1.7. Phân độ Fisher trên phim CLVT sọ não không tiêm thuốc

Phân độ Fisher 3-4 trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 66,1%, so với 33,9% trường hợp có phân độ Fisher 1-2. Vị trí quan sát thấy CMDMN của vỡ TP ĐM thông sau của chúng tôi tập trung ở khe Sylvius (66,1%), chảy máu ở bể trên yên, bể quanh cầu não, bể đáy và khe liên bán cầu lần lượt là 32,% - 21,5% - 15,4% và 10,7%.

Nghiên cứu của Thiarawat và cộng sự (2017) cũng cho kết quả tương tự, với 76,7% các trường hợp vỡ TP ĐM thơng sau có phân độ Fisher 3-4 và 23,3% có phân độ Fisher 1-2 [5]. Kết quả nghiên cứu của Hendrix và cộng sự (2020) cho thấy, nhóm BN mất tri giác khi nhập viện có phân độ Fisher 3-4 chiếm 94%, so với 6% trường hợp có phân độ Fisher 1-2 [128].

Phân độ Fisher được sử dụng để lượng giá độ nặng của CMDMN do vỡ TP ĐM não, thông qua tiên lượng nguy cơ co thắt mạch não. Co thắt mạch được xác định trên phim chụp mạch não ở khoảng 70% các trường hợp, tuy nhiên chỉ biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở 20%-39% số BN [129]. Đây cũng là một trong những yếu tố được sử dụng trong các bảng điểm tiên lượng kết quả điều trị TP ĐM não vỡ [82],[84].

Phân độ Fisher còn là yếu tố liên quan đến hai biến chứng quan trọng của CMDMN là thiếu máu não muộn và đặt dẫn lưu não thất ổ bụng do GNT mạn tính. Theo Kramer và cộng sự (2008) nguy cơ thiếu máu não muộn của BN có phân độ Fisher 3 cao gấp 14,9 lần so với phân độ Fisher 1 với p < 0,01 [130]. Nhóm BN cần đặt dẫn lưu não thất ổ bụng có phân độ Fisher trung bình (3,9 ± 0,5) cao hơn so với nhóm BN khơng đặt dẫn lưu (3,6 ± 0,9), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [131] .

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w