Kết quả điều trị vi phẫu vỡ túi phình động mạch thông sau

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 110 - 113)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.2. Kết quả điều trị vi phẫu vỡ túi phình động mạch thông sau

Trong tổng số 65 trường hợp TP ĐM thông sau vỡ được can thiệp điều trị vi phẫu thuật, 26,2% BN khi ra viện khơng có bất kỳ một khiếm khuyết về thần kinh hoặc di chứng nhẹ không ảnh hưởng đến sức lao động (điểm mRS <3), có

thể trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tỷ lệ tử vong và di chứng nặng (điểm mRS = 5-6) của chúng tơi chiếm 7,7%, số các trường hợp có di chứng tùy theo từng mức độ, tương ứng với thang điểm Rankin cải tiến từ 3-4 là 66,1%.

Về khía cạnh hình ảnh, 64/65 TP được kẹp hết hồn tồn, chiếm 98,5%. Chúng tơi chủ trương mở TP kiểm tra sau khi đã đặt clip vĩnh viễn như một cách để khẳng định TP đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống mạch não. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả khi không thể tiến hành chụp huỳnh quang trong mổ. Tỷ lệ kẹp được hồn toản cổ TP phụ thuộc vào tình trạng giải phẫu của TP (kích thước, cổ rộng hay khơng có cổ, TP có mạch bên hay khơng…) và cịn phụ thuộc vào kinh nghiệm phẫu thuật viên, cũng như trang thiết bị phẫu thuật. Với kích thước trung bình của các TP trong nghiên cứu là 6,11 ± 2,91mm và đường kính cổ TP là 3,29 ± 1,54mm thì các TP này rất phù hợp với việc đặt clip, cũng lý giải một phần cho kết quả này của chúng tôi.

Taweesomboonyat và cộng sự (2019) cũng cho kết quả vi phẫu TP ĐM thông sau vỡ tương tự [6]. Tại thời điểm ra viện, số BN đạt kết quả tốt (điểm mRS = 0-2) của nhóm tác giả này là 26,8%, so với 26,2% trong nghiên cứu của chúng tôi. Và tại thời điểm 1 năm sau phẫu thuật, tỷ lệ này là 59,4% của tác giả Taweesomboonyat so với 53,2% trong nghiên cứu của chúng tôi. Với các TP thông sau khổng lồ, Velat và cộng sự (2012) cho kết quả điều trị với điểm mRS ≤ 2 chiếm 86%, tỷ lệ sống thực vật và tử vong lần lượt là 36% và 18,3% sau thời gian theo dõi trung bình là 12,5 ± 13,6 tháng [12].

Kết quả điều trị vi phẫu TP ĐM não vỡ của tác giả Nguyễn Thế Hào (2006) cho thấy, kết quả tốt về mặt lâm sàng ở thời điểm trung bình 31,4 tháng sau mổ đạt 84,7%, tỷ lệ tử vong và sống thực vật xấp xỉ 10%, tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [13]. Tỷ lệ tử vong sau 30 ngày và 90 ngày điều trị phẫu thuật tại 3 bệnh viện lớn tại Hà Nội (Việt Nam), bao gồm

Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lần lượt là 11,1% và 14,3% [18]. Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ điều trị tốt (điểm mRS = 0-3) và tỷ lệ điều trị kém (điểm mRS = 4-6) không thay đổi tại thời điểm 30 ngày và 90 ngày sau phẫu thuật lần lượt là 69,8% và 30,2%.

Sau 12 tháng điều trị, tỷ lệ tử vong và di chứng nặng trong nghiên cứu của chúng tôi là 15,3%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lương Quốc Chính và cộng sự (2021) [18]. Tuy nhiên, tỷ lệ BN có kết quả điều trị tốt (điểm mRS = 0-2) tăng lên 52,3% so với 26,2% tại thời điểm ra viện. Nghiên cứu ISAT (International Subarachnoid Aneurysm Trial) cho biết tỷ lệ sống phụ thuộc và tử vong sau 1 năm điều trị ở nhóm phẫu thuật là 30,6% [109]. Kết quả điều trị với mức điểm mRS >2 của nghiên cứu BRAT (Barrow Ruptured Aneurysm Trial) tại thời điểm sau phẫu thuật 1 năm, 3 năm và 10 năm lần lượt là 32,7% - 32,7% - 51,1% [1]. Tính riêng tỷ lệ tử vong sau điều trị phẫu thuật của nghiên cứu BRAT là 14,5% - 17,6% - 34,6% lần lượt tại các thời điểm 1 năm – 3 năm và 10 năm. Kết quả điều trị TP ĐM não vỡ của Acioly và cộng sự (2019) cho thấy, tỷ lệ kết quả tốt (với điểm GOS = 4-5) tại thời điểm ra viện, 6 tháng và 1 năm sau điều trị lần lượt là 60,1% - 86,6% - 94,2% [139]. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong cũng giảm dần với thời điểm ra viện là 10,6% và 1 năm sau điều trị là 0,5%. Nghiên cứu năm 2018 của nhóm tác giả Lingdren và cộng sự [140] khi phân tích kết quả điều trị phẫu thuật vỡ TP ĐM não tại 4 bệnh viện của Úc, 10 bệnh viện ở châu Âu và 8 bệnh viện tại Mỹ, cho thấy tỷ lệ tử vong sau 14 ngày điều trị lần lượt là 12% (95%CI – 0,1- 0,15), 4% (95%CI – 0,03-0,05) và 7% (95%CI – 0,05-0,08).

Thời gian điều trị trung bình vi phẫu vỡ TP ĐM thơng sau của chúng tôi là 15,3 ± 9,7 ngày. Thời gian điều trị vỡ TP ĐM thông sau của tác giả Taweesomboonyat và cộng sự (2019) là 15,5 ± 11,2 ngày cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [6]. Thời gian điều trị của chúng tơi tương

đồng với kết quả của nhóm tác giả Lương Quốc Chính và cộng sự (2021) với số ngày nằm viện trung bình là 13,3 ± 7,2 ngày [18]. Trong nghiên cứu của Lingdren và cộng sự (2018) khi tổng kết về kết quả điều trị vỡ TP ĐM não tại Úc, châu Âu và Mỹ cho thấy, thời gian nằm viện tại đây lần lượt là 17 ngày – 18 ngày và 17 ngày [140].

4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị vi phẫu vỡ túi phình động mạch thơng sau

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w