Tuổi bệnh nhân

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 113 - 115)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.3.1. Tuổi bệnh nhân

Trong nghiên cứu này, chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt về kết quả điều trị tại thời điểm ra viện giữa nhóm BN trên và dưới 60 tuổi. Tỷ lệ BN dưới 60 tuổi đạt kết quả tốt (điểm mRS ≤ 2) chiếm 45,5% so với 16,3% của nhóm BN tuổi từ 60 trở lên (p = 0,014). Với những BN ở độ tuổi dưới 60, tỷ lệ đạt kết quả điều trị tốt (điểm mRS = 0-2) cao gấp 4,28 (95%CI = 1,33 – 13,75) lần so với các BN ở độ tuổi trên 60.

Nghiên cứu năm 2021 của Lương Quốc Chính và cộng sự cho thấy, tuổi trung bình của các BN có kết quả điều trị tốt (điểm mRS = 0-3) là 56 tuổi, thấp hơn so với tuổi trung bình của nhóm BN có kết quả điều trị xấu (điểm mRS = 4-6) là 63 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001[18]. Kết quả của Lương Quốc Chính và chúng tơi là khá tương đồng. Độ tuổi trung bình của nhóm có kết quả điều trị tốt (59,36 tuổi) thấp hơn so với nhóm BN có kết quả điều trị xấu (67,68 tuổi) với p < 0,001 cũng là kết quả của nhóm nghiên cứu Shirao và cộng sự (2010) [94]. Cùng phân độ WFNS = I-III khi nhập viện, trong nghiên cứu của Park và cộng sự (2014), tỷ lệ điều trị tốt (điểm mRS = 0-3) sau 1 năm là 81,9% ở những BN từ 70-75 tuổi so với 54,8% trường hợp BN trong nhóm trên 75 tuổi [92].

Nghiên cứu của Brawanski và cộng sự (2017) cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong và di chứng nặng (mRS > 2) ở nhóm BN trên 80 tuổi lần lượt là 49% và 72% [90]. Khi so sánh tỷ lệ này với nhóm BN dưới 70 tuổi (13% - 35%), tác giả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong và di chứng nặng giữa các BN từ 70 – 79 tuổi với các BN trên 80 tuổi.

Nghiên cứu của Teo và cộng sự (2017) cho thấy, 32% BN trên 50 tuổi có điểm mRS = 3-6 tại thời điểm 6 tháng sau điều trị. So với 25% trường hợp có điểm mRS = 3-6 của nhóm BN từ 18 đến 50 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,028 [79].

Goldberg và cộng sự (2018) đã nhận thấy nguy cơ tử vong tăng 6% khi tăng 1 tuổi (p < 0,001 – 95%CI - 1,03-1,09) và tăng 76% khi tăng thêm 10 tuổi (p < 0,001 – 95%CI - 1,35-2,29) [88]. Thời gian sống trung bình sau khi CMDMN giảm dần theo độ tuổi 56,3 ± 8 tháng, 31,6 ± 7,6 tháng và 7,6 ± 5,8 tháng lần lượt với các nhóm BN từ 60–69 tuổi, 70–79 tuổi và 80– 90 tuổi. Nguyên nhân tử vong sau 1 năm ở các BN cao tuổi, theo Scholler và cộng sự (2013) lần lượt là do CMDMN mức độ nặng (67%), các biến chứng trong thời kỳ điều trị tại khoa hồi sức (15%), thiếu máu não thứ phát (10%) và chảy máu tái phát (6%) [87].

Có thể nhận thấy, tuổi BN là yếu tố lâm sàng có liên quan quan trọng nhất đến kết quả điều trị. Điều này không chỉ được khẳng định ở các nghiên cứu riêng lẻ, mà còn được chứng minh bằng sự xuất hiện của yếu tố tuổi trong các bảng điểm tiên lượng kết quả điều trị CMDMN do vỡ TP ĐM não [82], [83],[84],[141]. Đây là yếu tố duy nhất xuất hiện tại tất cả các thang điểm tiên lượng kết quả của loại bệnh lý này.

Một phần của tài liệu Kết quả điều trị vi phẫu thuật vỡ túi phình động mạch thông sau (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w