Tăng cường khả năng dự báo biến động của thị trường

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 167 - 170)

- Quy định các hạn mức trong kinh doanh ngoại hố

3.2.5. Tăng cường khả năng dự báo biến động của thị trường

Như chúng ta đã biết việc dự báo sự chuyển biến của thị trường là một việc làm khó khăn, tuy nhiên nếu NHTMCP CT VN có một bộ phận chuyên phân tích thị trường và có thể đưa ra các dự báo cho biến động của thị trường trong tương lai thì đó cũng là một lợi thế lớn của ngân hàng.

Một nguyên lý rất đơn giản trong bộ phận kinh doanh nguồn vốn là khi ngân hàng dự đoán lãi suất đi lên trong tương lai, nếu đường cong lợi suất là positive thì ngân hàng nên đi vay dài và cho vay ngắn (Borrow Long and Lend Short) và ngược lại nếu ngân hàng cho rằng lãi suất trong tương lai đi xuống thì

phản ứng của họ sẽ là đi vay ngắn và cho vay dài (Borrow Short and Long). Như vậy với sự nhận định chính xác về lãi suất thị trường ngân hàng không những hạn chế được RRLS của mình mà còn có điều kiện tìm kiếm thêm lợi nhuận cho ngân hàng bằng cách tạo ra các trạng thái vốn có lợi cho mình khi lãi suất thay đổi đúng như dự đoán.

Hơn nữa khi dự đoán được chiều hướng biến động của lãi suất, NHTMCP CT VN sẽ có cơ cấu khe hở nhạy cảm lãi suất phù hợp tương ứng với các dự đoán của mình. Do vậy ngân hàng sẽ tránh được các tổn thất và sinh lời khi lãi suất biến động.

Việc dự đoán tỷ giá hối đoái cũng như nhiều chiều hướng biến động của tỷ giá là điều rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái, đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh ngoại tệ để thu được lợi nhuận cao. Việc đánh giá đúng chiều hướng của tỷ giá sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng, nhưng nếu dự đoán sai cũng sẽ gây ra các tổn thất lớn.

Cán bộ KDNT cần nắm vững hai phương pháp phân tích chiều hướng của giá cả trong tương lai, đó là phương pháp phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) và phân tích thị trường theo các tin tức hiện thời (Fundamental Analysis).

Phương pháp phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu các hành vi của thị trường, dự đoán sự biến động của tỷ giá dựa trên cơ sở phân tích các đồ thị và nghiên cứu các quy luật thay đổi của tỷ giá đã diễn ra trong quá khứ.

Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên 3 giả thuyết cơ bản là: (1) Tất cả các thông tin có thể gây ảnh hưởng tác động tới thị trường phản ánh qua sự thay đổi của tỷ giá (2) Tỷ giá vận động theo hướng của nó, (3) Lịch sử được lặp lại, tức là nghiên cứu sự thay đổi của tỷ giá trong quá khứ có thể đoán được xu hướng vận động của tỷ giá trong tương lai. Từ đó lý thuyết này đưa ra các khái niệm như các mức mua có lợi và bán có lợi (Support và Resistance) và các mẫu hình đồ thị chuẩn (Patterns). Nếu tỷ giá chạy theo giai đoạn đầu của các mẫu hình đã định thì có khả năng sẽ chạy tiếp theo mẫu đồ thị trong tương lai. Ngoài ra lý thuyết này cũng đưa

ra các nguyên lý cơ bản dựa trên cơ sở phân tích đồ thị từ đó có thể giúp các giao dịch viên phân tích dự đoán tỷ giá trong tương lai.

Các điểm Support và Resistance là những điểm cốt lõi quan trọng trong phân tích đồ thị, nó thường là dấu hiệu hiệu của sự biến động tỷ giá hối đoái tiếp theo. Đó là những điểm biến chuyển trong cơ cấu đồ thị, sự vượt qua điểm này chỉ ra những khuynh hướng biến động trong tương lai. Ví dụ như một khi mà các giá Support đã bị trường phá qua thì nó sẽ trở thành các điểm Resistance và ngược lại.

Phương pháp phân tích thị trường theo các tin tức hiện thời (Fundalmental Analysis) dựa trên các tin tức của thị trường để đoán ra chiều hướng của tỷ giá trong tương lai. Lý thuyết này nghiên cứu nguyên nhân của sự thay đổi của tỷ giá. Dựa vào các thông tin trên thị trường, các chỉ số kinh tế.v.v…, các nhà phân tích dự đoán về chiều hướng của giá cả trong tương lai. Tuy nhiên có những tin tức gây ra biến đổi lớn về tỷ giá trong trường hợp này, nhưng trong trường hợp khác lại không ảnh hưởng gì tới tỷ giá.

Bằng việc phân tích theo các tin tức cũng khó có thể đánh giá được tỷ giá trong trường hợp các dữ liệu kinh tế mâu thuẫn với nhau khi chúng tác động tới tỷ giá hối đoái. Ví dụ: ở một nước nếu nhận thấy có chiều hướng tăng thâm hụt cán cân vãng lai, nhưng đồng thời lãi suất cũng tăng, thì hầu như không thể đánh giá được yếu tố nào chiếm ưu thế trong việc tác động đến tỷ giá hối đoái. Trong khi đó việc dự đoán tỷ giá hối đoái bằng kỹ thuật đồ thị loại trừ được khó khăn này. Nó hoàn toàn không lưu ý tới các tin tức mà chỉ phân tích quá trình diễn biến tỷ giá hối đoái bằng đồ thị, từ đó sẽ đưa ra khả năng về diễn biến của tỷ giá trong tương lai.

Tuy nhiên, ngay cả khi phân tích bằng đồ thị, trong thực tế tỷ giá cũng biến động hết sức phức tạp vì vậy, việc phân tích kỹ thuật là một phương tiện định hướng có tính bổ sung, nó cũng không thể đảm bảo rằng việc dự đoán tỷ giá sẽ chính xác, việc còn lại tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và tài phán đoán các cán bộ KDNT của ngân hàng.

Do đó, cán bộ KDNT của Vietinbank cần am hiểu thông tường cả hai phương pháp trên và cần phải biết kết hợp cả hai phương pháp trong việc dự đoán tỷ giá.

Việc đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng góp phần làm giảm rủi ro về tỷ giá. Trong một số loại tiền tệ, khi một ngoại này mất giá so với USD, thì sẽ có loại ngoại tệ khác lên giá so với USD do vậy sẽ giảm rủi ro trong KDNT khi ngân hàng đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh.

Như vậy việc tăng cường khả năng dự đoán tình hình thị trường trong đó có sự biến động về lãi suất, của tỷ giá là một yếu tố quan trọng trong việc QTRRTT.

Để tăng cường được sự đánh giá về tình hình thị trường, của lãi suất, tỷ giá..vv, ngân hàng cần có một bộ phận độc lập chuyên thu thập, sàng lọc phân tích các tin tức trên thị trường rồi từ đó đưa các nhận định về thị trường. Phòng/bộ phận này có thể đăng tải các nhận định của mình cho các đơn vị kinh doanh làm cơ sở tham khảo ra các quyết định kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 167 - 170)