Quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 95 - 100)

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên chính sách về lãi suất do Ban điều hành đưa ra.

2.2.1.4. Quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương Việt Nam

Do những biến động bất thường lãi suất, trong những năm qua Vietinbank quản trị RRLS theo hướng thận trọng nhằm đảm bảo chiến lược kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Ủy ban ALCO đã họp định kỳ hàng tháng và đột xuất để đề ra các giải pháp quản lý rủi ro lãi suất, đồng thời phân tích và dự báo các kịch bản để chủ động đối phó với các biến động của thị trường. Trên cơ sở chính sách thay đổi lãi suất trong từng thời kỳ Ủy ban ALCO ban hành các giải pháp đề xuất HĐQT phê duyệt và áp dụng cho toàn hệ thống Vietinbank.

Ngân hàng đã căn cứ vào cân đối vốn kinh doanh của mình, cân đối vốn trên thị trường và xu hướng lãi suất trên thị trường, thông tin từ các ngân hàng lớn và đối tác, thông tin chính sách từ NHNN ... dự báo diễn biến lãi suất trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, Vietinbank sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn trong phạm vi hạn mức an toàn để tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng, ngân hàng sẽ tăng cường tỷ trọng đầu tư ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất.

Ngân hàng đã quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn và chi phí quản lý; lãi suất cơ sở khi cho vay xác định căn cứ trên lãi suất huy động nguồn tài trợ. Bên cạnh đó, lãi suất các chi nhánh cho vay tối thiểu bằng mức sàn quy định. Do lãi suất thị trường biến động khôn lường trong thời gian qua, Vietinbank đã quy định đối với lãi suất cho vay trung, dài hạn bắt buộc phải thả nổi để giảm thiểu tối đa rủi ro về lãi suất có thể phát sinh.

Ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất ở cả hai cấp độ giao dịch và danh mục, trong đó tập trung quản lý nhiều hơn ở cấp độ giao dịch.

Quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ danh mục

- Trong năm 2012, Ngân hàng đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm Quản lý tài sản nợ –có (ALM) chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế, cung cấp tự động các báo cáo chênh lệch kỳ hạn định giá lại theo kỳ hạn danh nghĩa và theo hành vi ứng xử, báo cáo phân tích kịch bản tăng/giảm lãi suất … nhằm hỗ trợ công tác quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng. Hệ thống ALM hiện đang trong giai đoạn chạy thử và cố gắng chính thức triển khai trong năm 2013.

- Ngân hàng thực hiện điều chỉnh thời hạn định giá lại của khoản vay tương ứng với kỳ hạn của Nguồn vốn. Kiểm soát chênh lệch kỳ hạn định giá lại trong phạm vi cho phép.

Bảng 2.3: Các công cụ quản trị rủi ro định giá lại Tên công cụ Mô tả Mức độ phức tạp Mô hình tĩnh phân tích chênh lệch kỳ hạn định giá lại (Static Repricing Gap Analysis)

Tính chênh lệch kỳ hạn định giá ròng tại từng thang kỳ hạn bằng cách lấy tài sản đến hạn định giá lại tại mỗi thang kỳ hạn trừ đi nguồn vốn đến kỳ định giá lại tại thang kỳ hạn tương ứng.

Nhìn chung, chênh lệch kỳ hạn định giá ròng dương đưa ra dấu hiệu cho thấy thu nhập lãi ròng của Ngân hàng sẽ tăng nếu lãi suất tăng và ngược lại, thu nhập lãi ròng của Ngân hàng sẽ giảm nếu lãi suất giảm. Ngân hàng có chênh lệch kỳ hạn định giá ròng dương tại một thang kỳ hạn nếu Ngân hàng có tài sản đến kỳ định giá lại nhiều hơn nguồn vốn đến kỳ định giá lại tại thang kỳ hạn đó. Chênh lệch kỳ hạn định giá ròng âm đưa ra dấu hiệu cho thấy thu nhập lãi ròng của Ngân hàng sẽ giảm nếu lãi suất tăng và ngược lại, thu nhập lãi ròng của Ngân hàng sẽ tăng nếu lãi suất giảm. Ngân hàng có chênh lệch kỳ hạn định giá ròng âm tại một thang kỳ hạn nếu Ngân hàng có nguồn vốn đến kỳ định giá lại nhiều hơn tài sản đến kỳ định giá lại tại thang kỳ hạn đó.

Độ rộng của các thang kỳ hạn càng hẹp thì độ chính xác của mô hình tĩnh phân tích chênh lệch kỳ hạn định giá lại càng cao. Các thang kỳ hạn nên có độ rộng lớn nhất là hàng tháng cho các dải kỳ hạn trong 1 năm đầu tiên và hàng quý cho dải kỳ hạn trong năm thứ 2. Đối với các dải kỳ hạn trong các năm sau đó thì độ rộng của các thang kỳ hạn có thể lớn hơn.

Mô hình tĩnh phân tích chênh lệch kỳ hạn định giá lại là một công cụ cơ bản để quản trị RRLS. Báo cáo chênh lệch kỳ hạn định giá ròng tại các thang kỳ hạn đưa ra cái

nhìn trực diện về cơ cấu kỳ hạn định giá lại của danh mục. Công cụ này có thể được sử dụng kết hợp với các công cụ khác trong đo lường và quản trị RRLS.

Mô hình tĩnh chạy giả định về biến động của giá trị vốn chủ sở hữu (Static EVE Simulation )

EVE đo lường RRLS trên khía cạnh giá trị vốn chủ sở hữu. Phương pháp này đo lường ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng bằng cách tính toán các dòng tiền vào-ra của các khoản mục tài sản, nguồn vốn và ngoại bảng của Ngân hàng. EVE là giá trị hiện tại của dòng tiền ròng ước tính của Ngân hàng, bao gồm tất cả các khoản mục tài sản, nguồn vốn và ngoại bảng.

Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp thiệt hại do các tác động tiêu cực của biến động lãi suất đến lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy, việc đánh giá tác động của RRLS đến giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là một phần quan trọng của quy trình quản trị RRLS. Trung bình Mô hình động chạy giả định về biến động của thu nhập lãi ròng (Dynamic NII Simulation )

NII đo lường RRLS trên khía cạnh lợi nhuận. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến lợi nhuận trong ngắn hạn của Ngân hàng bằng cách tính toán ảnh hưởng của biến động lãi suất đến thu nhập lãi ròng của Ngân hàng.

Một trong các yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng là chênh lệch về kỳ định giá lại, khác biệt về lãi suất cơ sở, sự dịch chuyển của đường cong lãi suất, thay đổi về lãi suất và cơ cấu kỳ hạn.

Mô hình động chạy giả định về biến động của thu nhập lãi ròng cho phép Ngân hàng ước lượng các thay đổi của thu nhập lãi ròng trong vòng 12 tháng tới bằng cách chạy nhiều kịch bản thay đổi số dư các khoản mục trên bảng cân đối cùng với biến động của lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định.

Bảng 2.4: Rủi ro lãi suất 31/12/2012 của Vietinbank Chỉ tiêu Không chịu lãi suất Quá hạn Trong hạn Trên 3 tháng Đến 3 tháng Đến 1 tháng Từ 1 - 3 tháng Từ 3-6 tháng Từ 6 - 12 tháng Từ 1 - 5 năm Trên 5 năm Tài sản

Tiền mặt, vàng bạc đá quý 2,504,522

Tiền gửi tại NHNN 12,232,874

Tiền gửi tại và cho vay các TCTD

khác 33,216,465 17,046,911 1,387,276 6,279,788 144,319

Chứng khoán kinh doanh Công cụ tài chính phái sinh và

các tài sản tài chính khác 74,453

Cho vay khách hàng 4,844,860 1,100,327 195,594,208 58,678,262 47,136,759 1,962,539 3,059,158 19,559,421

Chứng khoán đầu tư 4,031,681 10,369,398 3,840,801 6,921,281 46,007,438 1,361,715

Góp vốn, đầu tư dài hạn 5,346,399

Tài sản cố định và bất động sản

đầu tư 5,248,600 Tài sản có khác 19,416,951 Tổng tài sản 32,590,925 4,844,860 1,100,327 245,075,228 86,094,571 52,364,836 15,163,608 49,210,915 20,921,136 Nợ phải trả Các khoản nợ chính phủ và NHNN 2,413,026 372,348

Tiền gửi của và cho vay các

tổ chức tín dụng khác 50,360,497 26,798,287 10,720,729 3,866,035 5,206,315

Tiền gửi của khách hàng 135,718,868 72,190,887 41,870,715 28,876,355 4,311,453 5,775,271

Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác Vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay

mà TCTD chịu rủi ro 6,543,813 14,266,324 6,793,488 3,057,069 1,698,372 1,698,372

Phát hành giấy tờ có giá 2,580,231 2,006,846 969,484 14,463,876 5,733,846 2,914,947

Các khoản nợ khác 19,105,695

Tổng nợ phải trả 19,105,695 - - 195,203,409 115,262,344 62,767,442 50,263,335 16,949,986 10,760,938

Mức chênh thanh khoản ròng 13,485,230 4,844,860 1,100,327 49,871,819 (29,167,773) (10,402,606) (35,099,727) 32,260,929 10,160,198

Báo cáo phân tích của bộ phận quản trị rủi ro tính đến một ngày nào đó trong tương lai như sau:

Đến 31/12/2012, tỷ lệ khe hở nhạy cảm lũy kế/TTS của tất cả các kỳ hạn như sau:

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ khe hở nhạy cảm lũy kế

Khi lãi suất tăng, Vietinbank sẽ chịu rủi ro giảm thu nhập ròng từ lãi đối với tất cả các kỳ hạn. Khi lãi suất giảm Vietinbank sẽ tăng thu nhập lãi. Thực tế từ 31/12/2012 đến nay lãi suất giảm.

Quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ giao dịch

- Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có điều khoản phòng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo Ngân hàng luôn chủ động trước những biến động bất thường của thị trường, lãi suất cho vay phải được xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của Ngân hàng.

- Điều hành thông qua công cụ mua bán vốn nội bộ FTP. Từ ngày 02 tháng 4 năm 2011, Ngân hàng triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP khớp kỳ hạn theo thông lệ quốc tế, mua bán vốn chi tiết đến từng giao dịch. Tùy theo định hướng của Ngân hàng và diễn biến của thị trường, Trụ sở chính có thể thay đổi giá mua bán vốn đối với từng đối tượng khách hàng/sản phẩm… nhằm đưa ra tín hiệu về tài chính để đơn vị kinh doanh xác định lãi suất cho vay/huy động đối với từng giao dịch. Số liệu báo cáo rủi ro lãi suất năm 2012 cho thấy tài sản nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng chủ yếu tập trung ở kỳ hạn từ 06 tháng trở xuống, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động tập trung lớn của Ngân hàng, bao gồm các khoản có thời hạn định lại lãi suất ngắn.

Bảng 2.5: Biểu lãi suất điều chuyển vốn nội bộ áp dụng từ ngày 12.11.2012

Kỳ hạn Bán vốn Mua vốn Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường và một số chương trình ưu đãi (XK, NNNT)

Đặc biệt Các loại sản phẩm, KHthông thường phẩm, KH đặcCác loại sản biệt Cho vay bất động sản, chứng khoán Cho vay doanh nghiệp vi mô CT tín dụng quốc tế Cho vay ưu đãi mua nhà ở-tiêu dùng BDS, cho vay ưu đãi SXKD KH cá Tín dụng phát triển cùng doanh nghiệp – Cho vay chứng minh tài chính (KHCN) Cá nhân DN/KH khác ĐCTC KBNN/ SCIC BHXH ĐCTC đăc biệt

nhân mới kéo dài Ko kỳ hạn 7.00 7.00 5.10 7.00 7.00 5.10 Qua đêm 9.90 11.50 9.20 10.0 9.40 8.50 6.00 6.00 6.00 5.10 6.00 6.00 5.10 1 tuấn 9.90 11.50 9.20 10.0 9.40 8.50 7.00 7.00 7.00 5.10 7.00 7.00 6.70 2 tuấn 9.90 11.50 9.20 10.0 9.40 8.50 7.50 11.00 7.50 5.10 7.50 7.50 7.20 1 tháng 9.90 11.50 9.20 10.0 9.40 8.50 11.00 11.20 11.00 8.50 10.61 10.61 10.61 2 tháng 10.00 11.60 9.20 10.0 9.50 9.00 11.20 11.30 11.20 8.75 10.61 10.61 10.61 3 tháng 10.20 11.80 9.20 10.0 9.70 9.20 11.30 11.40 11.30 9.60 10.81 10.61 10.81 4 tháng 10.90 12.50 10.90 10.0 10.90 10.90 11.40 11.40 11.25 9.60 10.66 10.61 10.66 5 tháng 11.20 12.80 11.20 10.0 11.20 11.20 11.40 11.40 11.25 9.60 10.66 10.61 10.66 6 tháng 11.70 13.30 11.70 10.0 11.70 11.70 11.40 11.40 11.25 10.61 10.66 10.61 10.66 7 tháng 14.08 15.68 14.08 10.0 14.08 14.08 11.40 11.40 11.25 10.76 10.76 10.76 10.76 8 tháng 14.58 16.18 14.58 10.0 14.58 14.58 11.40 11.40 11.25 10.76 10.76 10.76 10.76 9 tháng 14.78 16.38 14.78 10.0 14.78 14.78 11.40 11.40 11.25 10.76 10.76 10.76 10.76 10 tháng 14.93 16.53 14.93 10.0 14.93 14.93 11.40 11.40 11.25 10.76 10.76 10.76 10.76 11 tháng 15.08 16.68 15.08 10.0 15.08 15.08 11.40 11.40 11.25 11.56 11.56 11.56 11.56 12 tháng 15.22 16.82 15.22 10.0 15.22 15.22 12.50 12.50 12.35 11.05 11.05 11.05 11.05 13 tháng 18.82 17.42 15.82 10.0 15.82 15.82 12.30 12.30 12.15 10.75 10.75 10.75 10.75 15 tháng 16.12 17.72 16.12 10.0 16.12 16.12 11.00 11.00 10.85 10.25 10.25 10.25 10.25 18 tháng 16.42 18.02 16.42 10.0 16.42 16.42 10.50 10.50 10.35 10.25 10.25 10.25 10.25 24 tháng 17.72 18.32 16.72 10.0 16.72 16.72 10.50 10.50 10.35 10.25 10.25 10.25 10.25 36 tháng 17.02 18.62 17.02 10.0 17.02 17.02 10.00 10.00 9.85 9.75 9.75 9.75 9.75 48 tháng 17.32 18.92 17.32 10.0 17.32 17.32 10.00 10.00 9.85 9.75 9.75 9.75 9.75 60 tháng 17.62 19.22 17.62 10.0 17.62 17.62 9.50 9.50 9.35 9.25 9.25 9.25 9.25 120 tháng 17.92 19.52 17.92 10.0 17.92 17.92 9.00 9.00 8.85 8.75 8.75 8.75 8.75

(Nguồn số liệu: NHTMCP công thương VN)

2.2.1.5. Sử dụng các công cụ phái sinh và dự đoán phân tích biến động của lãisuất tại NHTMCP CTVN

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w