KDNT ở thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 109 - 111)

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên chính sách về lãi suất do Ban điều hành đưa ra.

a. KDNT ở thị trường trong nước

Hoạt động KDNT trong nước của Vietinbank diễn ra chủ yếu với khách hàng. Khi khách hàng mở L/C nhập hàng, thanh toán T/T, thanh toán hối phiếu.v.v…, cần chuyển tiền ra nước ngoài. Khi đó khách hàng có khả năng sẽ phải mua ngoại tệ để thanh toán. Việc đưa ra một tỷ giá cạnh tranh cao phần nào đã giúp cho hoạt động TTQT luôn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Hoạt động mua bán ngoại tệ cho khách hàng thường có rủi ro thấp và đem lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng.

Một khía cạnh khác nữa của hoạt động KDNT trong nước là bán ngoại tệ cho khách hàng để trả nợ vay ngân hàng. Hiện nay do lãi suất tiền vay ngoại tệ nhỏ hơn lãi suất VNĐ nên khách hàng thường vay ngoại tệ để có chi phí thấp. Khi trả nợ, khách hàng có VNĐ sẽ mua lại ngoại tệ để trả nợ vay ngân hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới, khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế thì việc xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong từng thời điểm là điều khó tránh khỏi. Do vậy việc mở rộng, khai thác các khách hàng xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu mua ngoại tệ cho ngân hàng được đặt lên hàng đầu.

Việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm việc mua bán với các NHTM quốc doanh, NHTMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đây là nguồn thu mua ngoại tệ chính của Ngân hàng TMCP công thương VN. Trong điều kiện nguồn ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu chưa khai thác được thì nguồn ngoại tệ liên ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng.

Các giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được căn cứ vào tỷ giá USD/VNĐ do NHNN công bố hàng ngày và tỷ giá các đồng tiền khác so với USD trên màn hình tin Reuters. Hiện nay theo quy định của NHNN, các NHTM được phép giao dịch trong biên độ ± 0,1% so với tỉ giá NHNN công bố hàng ngày, còn các tỷ giá khác thì các NHTM được phép tự quyết định. Hiện nay Ngân hàng TMCP công thương VN đang thực hiện tất cả các nghiệp vụ được NHNN cho phép như giao ngay (Spot), kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swap), song nghiệp vụ mua bán giao ngay vẫn là chủ yếu.

Phòng KDV-TSC là đại diện của Vietinbank được thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với NHNN và các TCTD được phép – là thành viên của thị trường. Trường hợp đặc biệt, một số chi nhánh Vietinbank có thể tham gia MBNT trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (gọi tắt là chi nhánh được phép) nhưng phải được Tổng Giám đốc chấp thuận bằng văn bản, đồng thời để hạn chế rủi ro, Tổng Giám đốc ban hành quy định cụ thể cho chi nhánh về giới hạn giao dịch, phạm vi giao dịch, loại hình giao dịch, quy trình giao dịch và các quy định nội bộ khác có liên quan tới giao dịch MBNT trên thị trường ngoai tệ liên ngân hàng. Tất cả các chi nhánh tuy không có phòng kinh doanh ngoại tệ riêng nhưng đều được phép thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức và cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Vietinbank.

Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho các định chế tài chính cung cấp bốn hình thức Kinh doanh ngoại tệ bao gồm : Giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịch quyền chọn. Vietinbank đang thực hiện các hoạt động này đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ ngoại tệ của thị trường ,nhằm giảm thiểu rủi ro một cách hợp lý, đồng thời tăng thu nhập cho Vietinbank.

Với thị trường trọng điểm là thị trường nội địa, các khách hàng chính của Vietinbank chủ yếu là khách hàng có quan hệ xuất, nhập khẩu trong các lĩnh vực then chốt cũng như công nghiệp và thương mại, giao thông vận tải , dầu, khí đốt, điện, bưu chính viễn thông, nông lâm thủy hải sản. Vietinbank đã đáp ứng nhu cầu

mua ngoại tệ của khách hàng trong điển hình là: Tổng công ty xăng dầu, Tập đoàn dầu khí Việt nam, Tổng công ty lương thực miền bắc, Tổng công ty thép Việt nam, tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt nam , Tập đoàn điện lực Việt nam, công ty cổ phần xuất, nhập khẩu Minh Phú ….

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 109 - 111)