- Quy định các hạn mức trong kinh doanh ngoại hố
3.3.2.2. Nâng cao vai trò của NHNN trong tổ chức, quản lý và can thiệp vào thị trường ngoại hố
trường ngoại hối
Hiện nay thị trường ngoại hối Việt nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, còn yếu kém về nhiều mặt như: Tổ chức thị trường, hàng hóa, các nghiệp vụ kinh doanh. Đây chính là những trở ngại cho việc phát triển kinh doanh ngoại tệ cũng như quản trị rủi ro KDNT của Ngân hàng mà cần phải được khắc phục càng sớm càng tốt.
-NHNN cần thúc đẩy việc hoàn thiện tổ chức thị trường: Hiện nay nước ta chưa có một thị trường ngoại hối thống nhất điều này thể hiện ở sựkhác biệt giữa tỷ giá giao ngay ở các khu vực. Do vậy cần phải nhanh chóng cải thiện hệ thống thanh toán bù trừ và tạo ra một sự giao dịch liên tục giữa các Trung tâm lớn để nhanh chóng loại bỏ sự chênh lệch tỷ giá giao ngay theo vùng. Ngoài ra cần tiến hành thiết lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo mô hình tổ chức kép, bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trực tiếp giữa các Ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới. Các công ty môi giới ngoại hối sẽ góp phần hạn chế sự gián đoạn trên thị trường. Trong thời gian qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động đôi khi bị gián đoạn lúc trầm, lúc bổng. Ngoài các nguyên nhân cố hữu thuộc về cơ chế tỷ giá, vai trò can thiệp NHNN, tình trạng găm giữ ngoại tệ và phương tiện giao dịch còn lạc hậu.v.v… thì việc thiếu vắng các công ty môi giới ngoại tệ cũng được xem là nguyên nhân của tình trạng trên. Với tư cách là trung gian cho các ngân hàng, các công ty môi giới tạo điều kiện để NHTM có nhu cầu bán gặp gỡ giao dịch với ngân hàng có nhu cầu mua và ngược lại. Về mặt nguyên tắc, các công ty môi giới không được phép kinh doanh cho chính mình, mà chỉ môi giới cho ngân hàng (không phải các công ty). Chính vì vậy các công ty môi giới sẽ duy trì thông tin liên lạc thường xuyên với các phòng kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng để chắp nối nhu cầu mua bán ngoại tệ. Sau mỗi cuộc chắp nối thành công, công ty thu một khoản phí giao dịch vụ môi giới từ cả hai phía đối tác tham gia vào dịch vụ mua bán ngoại tệ.
Giao dịch qua công ty môi giới có ưu điểm hơn so với giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng ở chỗ: Nhu cầu mua bán được truyền đi trong khắp với tốc độ xử lý nhanh chóng; Ngân hàng có nhu cầu mua hay bán ngoại tệ không phải xưng danh, do đó giữ được bí mật kinh doanh của mình; Giá của nhà môi giới đưa ra bao gồm cũng là giá cạnh tranh nhất của thị trường. Ngoài ra việc môi giới có thể áp dụng cho mọi giao dịch trên thị trường.
Vì vậy, cần có giải pháp khuyến khích, cấp phép cho một vài công ty môi giới ngoại tệhoạt động trên thị trường ngoại tệViệt Nam trong thời gian tới.
Trước mắt, do hệ thống các công ty môi giới chưa kịp hình thành, NHNN có thể cho phép một số NHTM hoạt động Kinh doanh ngoại tệ lớn, có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực Kinh doanh ngoại tệthành lập công ty con với chức năng môi giới ngoại tệ trên thị trường ngoại tệViệt Nam.
Thực hiện vai trò của NHNN là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ. Tức là NHNN có thể bán ngoại tệ cho các NHTM trong trường hợp NHTM không thể mua ở đâu trên thị trường liên ngân hàng và ngược lại NHNN có thể mua lại ngoại tệ cho các NHTM trong trường hợp các NHTM không thể bán đâu được trên thị trường liên ngân hàng.
Việc can thiệp của NHNN phải diễn ra kịp thời với quy mô thích hợp, có như vậy thì thị trường hoạt động mới thông suốt. Một khi NHNN không tiến hành can thiệp hoặc việc can thiệp diễn ra chậm hoặc quy mô can thiệp không thích hợp sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè ngóng đợi, chờ vào sự can thiệp của NHNN khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và áp lực lên tỷ giá. Điều cần lưu ý rằng, sự can thiệp của NHNN ảnh hưởng tới thị trường ngoại tệlớn hơn nhiều so với quy mô tự điều tiết của chính nó. Như vậy, chỉ cần một động thái khôn ngoan thích hợp của NHNN cũng đủ để thị trường tiếp tục hoạt động thông suốt và hiệu quả.
-NHNN cần tăng cường vai trò của Ngân hàng trong việc phát triển nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ:Đặc biệt là việc tiếp tục phát triển nghiệp vụ kỳ hạn, hoán
đổi, hợp đồng tương lai. Thực tế cho thấy, các nhân tố xác định và ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá hoán đổi bao gồm tỷ giá giao ngay, mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong giao dịch và thời hạn của hợp đồng. Để các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi nói riêng có thể phát triển hơn thì cơ chế xác định tỷ giá và lãi suất phải theo thị trường. Có thể thấy rằng, mục đích chính việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là để phòng rủi ro tỷ giá. Bởi vì trong cơ chế thị trường tỷ giá là đại lượng nhạy cảm với nhiều biến số, do đó tỷ giá biến động khôn lường. Rõ ràng là định hướng chính trong chính sách tỷ giá của NHNN cần phải tăng dần hàm lượng các biến số thị trường trong việc xác định tỷ giá, có như vậy tỷ giá mới
phản ánh thực chất quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Hiện nay các NHTM đã đã được phép thực hiện quyền chọn giữa VND và USD. Tuy nhiên khi thị trường ngoại hối phát triển, NHNN cần cho phép tiến hành nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ/ngoại tệ. Đối với nghiệp vụ tương lai, do nghiệp vụ này kích thích đầu cơ, tuy nhiên để đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, NHNN nên cho phép cá NHTM có thể mở rộng nghiệp vụ này tùy thuộc vào năng lực và khách hàng. Đối với nghiệp vụ hoán đổi kỳ hạn – kỳ hạn, NHNN cần phải cho phép các Ngân hàng tiến hành nghiệp vụ hoán đổi với khách hàng khác không phải chỉ với NHNN, tiếp đó có thể hoán đổi ngoại tệ khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở USD, VND như hiện nay. Khi đó các NHTM sẽ có nhiều công cụ hơn để phòng chống rủi ro.