- Đầu tư vào chứng khoán
3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách quản trịrủi ro thị trường
Đối với chính sách quản lý rủi ro thị trường, Vietinbank cần xây dựng chính thức thành văn bản và có quy định cụ thể những vấn đề sau:
- Mục tiêu của chính sách là xác định rõ nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm soát rủi ro thị trường. Đưa ra những nguyên tắc thống nhất về QTRRTT từ việc xác định, đo lường, kiểm soát, giám sát cho đến báo cáo. Nghiêm cấm các hành vi vi phạm chính sách trừ khi có sự thông qua và chấp nhận bởi HĐQT hoặc cấp có thẩm quyền.
- Quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản trị rui ro thị trường nói chung và các loại rủi ro nói riêng như: RRLS, RRHĐ, …việc duy trì tính độc lập của P.QLRRTT đối với các đơn vị kinh doanh cho phép bộ phận này có thể đảm nhiệm chức năng chính trong QTRRTT của Ngân hàng từ việc phát triển mô hình đo lường rủi ro, đề ra các quy định, quy trình QTRRTT và thực hiện kiểm soát RRTT một cách độc lập. Bộ phận Front office chịu trách nhiệm QTRRTT thông qua việc thực hiện chức năng kinh doanh tại đơn vị mình và phải luôn đảm bảo rằng các trạng thái về rủi ro đều nằm trong hạn mức rủi ro đã quy định. Các quyết định chấp nhận rủi ro phải được xem xét trên khía cạnh khẩu vị rủi ro của Ngân hàng và đảm bảo việc chấp nhận rủi ro này sẽ được bù đắp bởi cơ hội tạo ra lợi nhuận lớn hơn tương ứng.
- Chính sách cùng với các quy định, quy trình hướng dẫn khác về QTRRTT tạo lập được một hệ thống cần thiết nhằm xác định, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo cáo RRTT tại Vietinbank một cách toàn diện và phải đánh giá được tác động của những biến động thị trường, lãi suất, tỷ giá… tới mọi hoạt động kinh doanh của NH. Ban lãnh đạo và những nhà quản lý NH cần hiểu rõ những giả định cơ bản trong hệ thống quản lý rủi ro thị trường.
- HĐQT Vietinbank quyết định mức độ về RRTT mà ngân hàng có thể chấp nhận. Các quyết định về mức độ RRTT này được thực hiện thông qua quy định về khẩu vị rủi ro, Xác định các giới hạn rủi ro thị trường mà ngân hàng có thể chấp nhận chung cho toàn bộ hoạt đông kinh doanh của ngân hàng và nếu có điều kiện nên xác định giới hạn cho từng danh mục tài sản, từng hoạt động hoặc đơn vị kinh
doanh của ngân hàng. Các giới hạn rủi ro phải phù hợp với quy mô và mức độ đa dạng hoạt động kinh doanh ngân hàng, phù hợp với tỷ lệ an tòan vốn cũng như khả năng đo lường và quản lý rủi ro của ngân hàng. Việc xác định các giới hạn rủi ro phải phù hợp với phương pháp đo lường rủi ro được ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó phải được sự phê duyệt của HĐQT đồng thời được xác định lại theo định kỳ. Ngân hàng cần xác định giới hạn hoạt động và yêu cầu các bộ phận, các chi nhánh phải tuân thủ giới hạn đó nhằm khống chế rủi ro thị trường ở mức có thể chấp nhận được, phù hợp với chính sách của NH
- Quy định các chiến lược, biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro thị trường mà ngân hàng có thể sử dụng.
- Chính sách kiểm nghiệm sức căng (stress testing) đối với rủi ro thị trường đánh giá mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong điều kiện thị trường có những biến động xấu ngoài dự tính ban đầu của NH, và phải cân nhắc những tổn thất này trong qúa trình xây dựng các chính sách QTRR.
- Chính sách kiểm thử lại mô hình (back testing) : Đảm bảo rằng các mô hình được áp dụng chính xác trong việc đo lưởng rủi ro và không đánh giá thấp các thiệt hại tiềm tàng trong tương lai.
- Quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro thị trường nhằm đảm bảo các báo cáo RRTT đầy đủ thông tin và được báo cáo đến các cấp có thẩm quyền kịp thời.
- Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu rủi ro thị trường theo Basel 2:
Chính sách nên quy định P.QTRRTT phối hợp với bộ phận tài chính Ngân hàng thực hiện tính toán vốn tối thiểu RRTT theo yêu cầu tại trụ cột I của Basel 2 theo quy định hướng dẫn phương pháp đo lường vốn tối thiểu cho RRTT của NHNN.
Quy định P.QLRRTT xây dựng phương pháp và mô hình đo lường vốn chịu RRTT để tính vốn RRTT theo yêu cầu đánh giá vốn nội bộ tại trụ cột 2.