- Đầu tư vào chứng khoán
3.2.3.2. Hoàn thiện qui trình quản lý RRTT
Một qui trình quản trị RRTT, cũng như bất kỳ một qui trình QTRR nào bao giờ cũng gồm các bước sau: (1) Nhận dạng RRTT (2) Đo lường RRTT, trong đó có việc thu thập các dữ liệu RRTT, xây dựng các kịch bản và giả định, cuối cùng là tính toán các mức độ rủi ro, (3) Giám sát rủi ro thông qua các báo cáo RRTT và các chiến lược đánh giá RRTT (4) Kiểm soát rủi ro thông qua các hạn mức rủi ro và quá trình kiểm toán quản trị RRTT.
Về nhận dạng rủi ro thị trường
Để QTRRTT đảm bảo tính hiệu quả. Trước tiên phải nhận diện được rủi ro thị trường một cách toàn diện. Nhận diện rủi ro thị trường là bước phân tích các yếu tố nội bộ và bên ngoài gây phát sinh rủi ro trong các sản phẩm được phê duyệt và sản phẩm mới của Ngân hàng.
Do việc RRTT có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau, với những hoạt động nghiệp vụ, các sản phẩm khác nhau, vì vậy Vietinbank cần xem xét bản chất và độ phức tạp trong các hoạt động nghiệp vụ của mình để nhận dạng những nguồn chính gây nên RRTT và các đóng góp của các nguồn RRTT tới RRTT chung của ngân hàng.
Quy trình nhận diện rủi ro phải bao gồm 3 nội dung chính:
+ Nhận diện yếu tố RRTT, theo đó bộ phận FO và phòng QTRRTT phải xác định các yếu tố RRTT và các chỉ số đo lường độ nhạy của các yếu tố đó tại mỗi sản phẩm giao dịch của bộ phận FO.
+Phân tích nguồn gốc yếu tố rủi ro thị trường: bao gồm các trạng thái của các công cụ tài chính được nắm giữ bởi Vietinbank và các thông tin bên ngoài như chỉ số kinh tế vĩ mô, các chính sách mới ...
+ Chương trình sản phẩm mới: Việc ban hành sản phẩm mới có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố RRTT. Trước khi ban hành sản phẩm mới nào, cần phải xác định vả rà soát các yếu tố RRTT phát sinh từ những sản phẩm này.
Vietinbank cần đáp ứng các yêu cầu của Basel II về việc nhận dạng và xác định các yếu tố gây rủi ro thị trường, tức là các mức giá trên thị trường có ảnh hưởng tới giá trị các trạng thái kinh doanh của ngân hàng. Các yếu tố gây rủi ro được đưa vào hệ thống đo lường rủi ro thị trường cần đủ để kiểm soát các rủi ro trên danh mục đầu tư của ngân hàng kể cả các trạng thái nội bảng hay ngoại bảng. Dù ngân hàng được tự do lựa chọn các yếu tố gây rủi ro cho mô hình nội bộ của mình, các hướng dẫn sau đây cần được thực hiện.
(a). Đối với lãi suất, phải có một tập hợp các yếu tố gây rủi ro tương ứng với lãi suất của từng đồng tiền mà ngân hàng có trạng thái nội hay ngoại bảng chịu tác động của lãi suất.
Hệ thống đo lường rủi ro cần mô hình hoá các đường cong lãi suất sử dụng một trong số các phương pháp được chấp nhận rộng rãi, ví dụ như bằng việc ước tính mức giá kỳ hạn của các giấy tờ có coupon bằng 0. Đường cong lãi suất cần được chia thành những đoạn kỳ hạn để kiểm soát sự thay đổi về mức biến động của lãi suất dọc theo đường cong; sẽ có một yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng đoạn kỳ hạn. Đối với rủi ro về sự biến động lãi suất của các đồng tiền mạnh và trên các thị trường lớn, ngân hàng cần mô hình hoá đường cong lãi suất sử dụng ít nhất 6 yếu tố gây rủi ro. Tuy nhiên, số lượng yếu tố gây rủi ro được sử dụng cần phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Ví dụ, một ngân hàng có nhiều loại chứng khoán trên nhiều điểm của đường cong lãi suất và tham gia vào những chiến lược acbit (arbitrage) phức tạp cần có số lượng yếu tố gây rủi ro lớn hơn để đo lường rủi ro lãi suất một cách chính xác.
Hệ thống đo lường rủi ro phải tính tới các yếu tố gây rủi ro riêng biệt để kiểm soát rủi ro chênh lệch (ví dụ giữa trái phiếu và hoán đổi). Một vài phương pháp có thể được sử dụng để kiểm soát rủi ro chênh lệch phát sinh từ các biến động không tương quan hoàn hảo giữa các chứng khoán của chính phủ và chứng khoán có thu nhập cố định, chẳng hạn như xác định một đường cong riêng cho các công cụ
có thu nhập cố định không phải do chính phủ phát hành (ví dụ hoán đổi hoặc chứng
khoán đô thị) hoặc ước lượng mức chênh lệch so với lãi suất của chính phủ tại các
điểm trên đường cong lãi suất.
(b). Đối với tỷ giá (có thể bao gồm cả vàng), hệ thống đo lường rủi ro cần tính tới các yếu tố gây rủi ro tương ứng với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có nắm giữ trạng thái. Do các con số về giá trị rủi ro được tính toán bởi các hệ thống đo lường rủi ro được thể hiện bằng đồng bản tệ nên các trạng thái ròng được ghi bằng ngoại tệ có thể gặp phải rủi ro hối đoái. Vì vậy, cần có các yếu tố gây rủi ro tương ứng với tỷ giá giữa đồng nội tệ và từng ngoại tệ mà ngân hàng có nắm giữ một trạng thái đáng kể.
Việc đo lường và báo cáo RRTT
Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đo lường RRTT phù hợp sao cho có thể nắm bắt tất cả các nguồn RRTT, cũng như đánh giá được ảnh hưởng của những biến động về lãi suất, tỷ giá .. phù hợp với qui mô hoạt động của mình. Ngân hàng cần xây dựng những giới hạn chấp nhận rủi ro tối đa trong hoạt động để khống chế khả năng thua lỗ được kiểm soát ở mức độ cho phép. Ngoài ra ngân hàng cũng cần đánh giá được mức độ tổn thất của mình trong các điều kiện thị trường căng thẳng. Hệ thống thông tin báo cáo kịp thời tới BLĐ ngân hàng cũng như giữa các phòng ban với nhau cũng cần được hoàn thiện.
Cần phải đảm bảo rằng tất cả các dòng tiền dù là nội bảng hay ngoại bảng đều phải được cập nhật kịp thời vào hệ thống đo lường rủi ro. Các dữ liệu này bao gồm các thông tin về lãi suất, tỷ giá hay dòng tiền của các công cụ, hợp đồng tài chính có liên quan. Cụ thể là:
- Thiết lập BTKTS trong đó TSC và các TSN được sắp xếp phân loại theo độ nhạy cảm của Tài sản và Nguồn vốn.
- Xây dựng các phần mềm để tính toán chính xác các khe hở (Mismatch= Gap=Repricing Gap) của các kỳ hạn, từ đó có thể đưa ra hạn mức cho các GAP này.
- Tính được độ nhạy cảm lãi suất PVBP của ngân hàng, dùng phương pháp quy tương đương đưa về cùng một kỳ hạn chuẩn, sau đó ngân hàng sẽ thiết lập các hạn mức trên PVBP tổng này.
- Hiện đại nhất hiện nay là mua phần mềm tính ra giá trị có thể tổn thất VaR, sau đó tương tự cũng đặt ra các hạn mức. Tuy nhiên cần chú ý rằng các con số VaR sẽ thay đổi ngay khi các trạng thái vốn thay đổi nên ngân hàng cần có một phần mềm tốt có thể tính toán chính xác các giá trị VaR này.
Hoàn thiện cách xây dựng báo cáo khe hở nhạy cảm (Gap)
Quy tắc chung là tất cả TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất và cả những giao dịch ngoại bảng nhạy cảm lãi suất đều được đưa vào trong báo cáo Gap. Ngân hàng cũng nên xem xét đưa các TSC có khả năng được định giá lại hay đáo hạn và các khoản TSN không chịu lãi suất vào trong báo cáo này. Tài sản không sinh lãi như là các khoản dư nợ không thu được lãi có thể được thu hồi hay th ương lượng lại và sau đó trở thành khoản định giá lại. TSN không chịu lãi suất (số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn) cũng nên đưa vào trong báo cáo Gap ngay cả khi những khoản tiền gửi này không chịu mức lãi suất rõ ràng. Những khoản tiền gửi này được đưa vào bởi vì kỳ đáo hạn hay ngày nó được rút ra hết khỏi tài khoản cũng sẽ đặt ngân hàng trước RRLS.
Ngân hàng đã lập các báo cáo khe hở nhạy cảm cho từng loại tiền tệ (VND, USD). Bởi vì lãi suất ở các quốc gia khác nhau có thể sẽ thay đổi theo các chiều hướng khác nhau và sự thay đổi các mức lãi suất này có thể khác nhau một cách đáng kể. Trong tương lai, nếu số dư loại tiền nào chiếm tối thiểu 10% trên tổng tài sản ngân hàng thì ngân hàng nên lập báo cáo Gap để theo dõi.
Số lượng dãy thời gian trong báo cáo Gap: Ngân hàng phải quyết định có bao nhiêu dãy thời gian mà ngân hàng sử dụng trong báo cáo Gap. Nhìn chung, dãy thời gian càng hẹp thì việc đo lường rủi ro càng chính xác. Để đo lường rủi ro đối với thu nhập, báo cáo nên chi tiết thời gian từng tháng trong năm đầu tiên và theo từng quý trong năm thứ hai. Nếu báo cáo Gap được sử dụng để tính toán rủi
ro dài hạn và rủi ro đối với giá trị kinh tế, dãy thời gian nên được mở rộng đến ngày đáo hạn của TSC hay TSN.
Báo cáo các khoản mục ngoại bảng: Báo cáo Gap không bao gồm các trạng thái lãi suất ngoại bảng thì không đánh giá tình hình RRLS của ngân hàng một cách toàn diện. Tất cả các trạng thái thực tế trong các công cụ ngoại bảng có giá trị có thể ảnh hưởng bởi RRLS nên được đưa vào trong báo cáo Gap. Các công cụ này bao gồm các hợp đồng lãi suất như là hoán đổi, tương lai và kỳ hạn; hợp đồng quyền chọn, và các quyền chọn trong hợp đồng tương lai và các cam kết bán hay mua các khoản nợ, chứng khoán hay những công cụ tài chính khác.
Báo cáo trạng thái có liên quan đến quyền chọn: Nhiều sản phẩm có quyền chọn nên khách hàng có quyền thay đổi các điều khoản của hợp đồng hay thực hiện khi tình hình thị trường thay đổi. Khi khách hàng thực hiện quyền chọn, ngân hàng tổn thất tài sản mà không phải trả lãi suất nữa. Vì những sản phẩm này góp phần tạo thành RRLS cho ngân hàng nên cần phải đưa chúng vào báo cáo Gap..
Đối với sản phẩm với quyền chọn, các dòng tiền tùy thuộc vào hướng đi của lãi suất; hướng biến động lãi suất khác nhau cần được xem xét bởi v ì ngày thực hiện quyền chọn sẽ thay đổi tương ứng làm ảnh hưởng đến dòng tiền. Báo cáo Gap cho thấy một bức tranh không hoàn thiện về các sản phẩm với các quyền chọn bởi vì nó chỉ có một thời gian định giá lại.
Hoàn thiện cách xây dựng hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất (Gap)
Ngân hàng trong thực tế khi đưa ra các hạn mức nhạy cảm lãi suất thông thường căn cứ vào các số liệu rủi ro trong quá khứ. Hạn mức Gap (định giá lại hay đến hạn) được đưa ra nhằm giảm rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập của ngân hàng hay vốn từ sự thay đổi của lãi suất. Các hạn mức kiểm soát khối lượng hay số tiền bị định giá lại không cân xứng trong một khoảng thời gian .
Những hạn mức này thường được thể hiện dưới dạng tỷ lệ TSC nhạy cảm lãi suất (RSA) đối với TSN nhạy cảm lãi suất (RSL) trong một khoảng thời gian. Tỷ lệ lớn hơn 1 cho biết rằng ngân hàng có TSC nhạy lãi và có nhiều TSC hơn
TSN định giá lại. Tất cả các yếu tố khác đều cố định, thu nhập của ngân hàng có trạng thái như vậy sẽ giảm khi lãi suất giảm.
Khi tỷ lệ RSA/RSL nhỏ hơn 1 có nghĩa là ngân hàng có TSN nhạy lãi và thu nhập có thể giảm khi lãi suất tăng. Các hạn mức Gap khác mà ngân hàng sử dụng để kiểm soát rủi ro bao gồm tỷ lệ Gap trên TSC, tỷ lệ Gap trên TSN, và hạn mức (số tiền) Gap trên Gap ròng (Net Gap)
Mặc dù là tỷ lệ Gap có thể là cách hữu ích để hạn chế số lượng rủi ro định giá lại của ngân hàng nhưng các hạn mức này không phải là ước tính thu nhập ròng mà ngân hàng chịu rủi ro. Khi ngân hàng sử dụng Gap để kiểm soát RRLS thì nên phân tích thêm mức độ thu nhập v à vốn chịu rủi ro đ ược thể hiện qua Gap của nó (sự không cân xứng tài sản-nguồn vốn)
Tỷ lệ TSC nhạy cảm lãi suất/TSN nhạy cảm lãi suất (RSA/RSL) được đưa vào trong chính sách ALCO hay đầu tư. Trước mắt, ngân hàng đặt mục tiêu của mình là cố gắng giữ tỷ lệ RSA/RSL gần 1. Tại mức 1, TSC nhạy cảm với lãi bằng TSN nhạy cảm lãi suất. Sự chênh lệch từ mức 1 chỉ ra rằng RRLS xảy ra nhiều hơn.
Vietinbank nên tham khảo lựa chọn 1 trong hai phương pháp đo lường và định lượng RRTT nhằm tính toán chi phí vốn chịu RRTT tối thiểu mà NH cần nắm giữ để xử lý tổn thất trong trường hợp xảy ra RRTT theo Basel II:
* Phương pháp chuẩn hoá
Phương pháp được tiêu chuẩn hoá sử dụng những nền tảng mà từ đó các rủi ro cụ thể và RRTT nói chung phát sinh từ các khoản nợ và các trạng thái chứng khoán được tính toán riêng biệt. Tiêu chuẩn về vốn được tính theo phương pháp tiêu chuẩn hoá là tổng số các rủi ro lãi suất, rủi ro chứng khoán, rủi ro ngoại hối, rủi ro hàng hoá và rủi ro giá cả của tất cả các loại quyền chọn tính được theo mô tả dưới đây.
a. Rủi ro lãi suất: Tiêu chuẩn vốn đối phó rủi ro các trạng thái về chứng khoán
Mức yêu cầu vốn tối thiểu được Công ước Basel đưa ra trong 2 phần riêng biệt:
(i) Đối với rủi ro cụ thể
Yêu cầu về vốn để đối phó với những rủi ro cụ thể được đưa ra để bảo vệ NH trước những biến động bất lợi về lãi suất của một loại chứng khoán nợ đơn lẻ do những tác động của những yếu tố có liên quan tới người phát hành chứng khoán đó. Các chứng khoán nợ và công cụ liên quan lãi suất được chia thành các nhóm, đối với mỗi nhóm sẽ có các yêu cầu vốn đối với rủi ro cụ thể.
(ii) Đối với rủi ro thị trường chung hay rủi ro lãi suất trong danh mục đầu tư
khi các trạng thái thừa và thiếu đối với các chứng khoán và các công cụ có thể được bù trừ: NH có thể lựa chọn một trong hai phương pháp đo lường rủi ro chính là phương pháp “đáo hạn” và phương pháp “khoảng thời gian”. Trong mỗi phương pháp, tiêu chuẩn về vốn là tổng của bốn thành phần sau:
- Trạng thái thừa hoặc thiếu trong toàn bộ sổ sách kinh doanh của NH; - Một tỷ lệ % nhỏ tính trên các trạng thái được cân đối trong từng nhóm thời hạn (“phần tính thêm khi bù trừ trong từng nhóm”)
- Một tỷ lệ % lớn hơn tính trên các trạng thái được cân đối giữa các nhóm thời hạn (“phần tính thêm khi bù trừ giữa các nhóm");
- Một khoản ròng cho các trạng thái về quyền chọn khi thích hợp
Chi tiết về hai phương pháp đo lường rủi ro thị trường chung xem Phụ lục 2.
(iii) Xử lý các công cụ phái sinh về lãi suất
Việc đo lường rủi ro cần phải tính tới tất cả các công cụ phái sinh về lãi suất và các công cụ ngoại bảng trong sổ sách kinh doanh chịu ảnh hưởng của sự biến động lãi suất (ví dụ như các thoả thuận giá kỳ hạn (FRA), các hợp đồng kỳ hạn khác, các giao dịch tương lai về trái phiếu, các giao dịch hoán đổi lãi suất… giữa các đồng tiền và các giao dịch kỳ hạn về tiền tệ).
Các tiêu chuẩn vốn tối thiểu để đối phó với rủi ro nắm giữ các trạng thái
ngoại tệ, bao gồm cả vàng.Vàng được đối xử như là ngoại tệ hơn là như hàng hoá vì
sự biến động của nó liên hệ chặt chẽ với ngoại tệ hơn và các NH quản lý vàng tương tự như quản lý ngoại tệ. Việc tính toán yêu cầu về vốn cho cho các rủi ro hối đoái cần có 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là tính toán rủi ro trong trạng thái của từng đồng tiền: Trạng
thái mở ròng của từng đồng tiền được tính toán bằng cách tính tổng của: