- Mục tiêu thứ hai của quản trị RRTT, bao gồm:
c. Giám sát và kiểm soát rủi ro
QTRRTT là một quá trình năng động. Đo lường RRTT của việc kinh doanh hiện tại thôi chưa đủ, ngân hàng cũng nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới lên rủi ro của nó. Ngân hàng nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính của ngân hàng định kỳ. Ban quản trị cấp cao và ngân hàng nên có hệ thống báo cáo cho phép họ giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra.
+ Chiến lược đánh giá RRTT
Ngân hàng được quản trị tốt không những nhìn rủi ro phát sinh từ việc kinh doanh hiện tại mà còn nhìn vào các rủi ro có thể phát sinh từ tốc độ phát triển kinh doanh kỳ vọng. Trong phân tích thu nhập chịu rủi ro của ngân hàng, ngân hàng có thể đặt ra các giả thuyết về loại và sự kết hợp các hoạt động kinh doanh cũng như khối lượng, việc định giá và kỳ đáo hạn của việc kinh doanh trong tương lai. Điển hình như, kế hoạch kinh doanh chiến lược, chiến lược tiếp thị, ngân sách hàng năm và phân tích xu hướng lịch sử giúp ngân hàng lập thành các giả định này. Có thể đưa các giả định kinh doanh mới vào trong phân tích rủi ro đến giá trị kinh tế của ngân hàng. Để làm như thế, trước hết ngân hàng định lượng độ nhạy cảm giá trị kinh tế vốn chủ sở hữu (MVE) đến
rủi ro phát sinh từ trạng thái hiện tại. Sau đó tính lại giá trị kinh tế của vốn vào một ngày trong tương lai, theo bảng cân đối dự kiến.
Mặc dù các giả định kinh doanh mới giới thiệu các nhân tố chủ quan khác đến quá trình đo lường rủi ro, chúng còn giúp BĐH ngân hàng dự đoán giá trị rủi ro trong tương lai. Khi kết hợp các giả định về việc kết hợp kinh doanh mới và thay đổi, BĐH ngân hàng nên đảm bảo rằng các giả định đó thực tế đối với kịch bản lãi suất, tỷ giá.. được đánh giá và có thể đạt tới qua chiến lược cạnh tranh và các chiến lược kinh doanh tổng thể.
+ Báo cáo RRTT
Ngân hàng nên có một hệ thống hợp lý để báo cáo RRTT . BĐH cấp cao của ngân hàng và HĐQT hay một ủy ban thuộc HĐQT nên có các báo cáo về hồ sơ RRTT của ngân hàng ít nhất hàng Quý. Báo cáo thường xuyên hơn sẽ thích hợp khi mức độ RRTT của ngân hàng cao hơn và khả năng xảy ra rủi ro thay đổi đáng kể.
Những báo cáo này cho phép BĐH cấp cao ngân hàng và HĐQT hay ủy ban ALCO: Đánh giá mức độ và xu hướng của RRTT tích hợp; Đánh giá tính nhạy cảm của các giả định chính, là các giả định có liên quan đến sự thay đổi lãi suất, tỷ giá… ; Đánh giá mối tương quan giữa các mức độ rủi ro và việc thực hiện. Khi BĐH xem xét các chiến lược RRTT chính (bao gồm việc không hành
động) họ nên đánh giá tác động của rủi ro tiềm năng (một biến động đảo chiều)
ngược với tác động của thu nhập tiềm năng .
Các báo cáo cung cấp cho HĐQT và BĐH cấp cao cần rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và đúng thời gian và cung cấp thông tin cần thiết để ra quyết định.
Thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng nhằm đảm bảo dữ liệu truy xuất nhanh chóng để đảm bảo cho BĐH có các quyết định kịp thời nhằm hạn chế RRTT.
+ Kiểm soát rủi ro
Cơ cấu giám sát rủi ro nội bộ của ngân hàng đảm bảo chức năng an toàn và hợp lý của tổ chức nói chung và quá trình quản trị RRTT nói riêng. Việc
thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu quả, bao gồm sự tuân thủ các chuẩn mực chính thức của quyền hành và sự tách bạch trách nhiệm hợp lý là một trong những trách nhiệm quan trọng hơn của BĐH. Những cán bộ chịu trách nhiệm đánh giá quy trình giám sát và kiểm soát rủi ro nên độc lập với chức năng kiểm tra.
Các nhân tố chính của quá trình kiểm soát bao gồm kiểm tra, kiểm toán nội bộ và cấu trúc hạn mức rủi ro hiệu quả.
+ Kiểm toán quá trình quản trị RRTT
Ngân hàng cần kiểm tra và cập nhật mỗi bước của quá trình đo lường RRTT để đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên bởi một số đơn vị trong tổ chức, bao gồm ALCO hay đội ngũ Phòng kinh doanh tiền tệ (thường xuyên và đều đặn), và đơn vị kiểm soát rủi ro có trách nhiệm giám sát việc lập mô hình RRTT. Các kiểm toán nội bộ và bên ngoài cũng có thể kiểm tra quy trình của ngân hàng định kỳ.
Các khoản mục một kiểm toán viên nên kiểm tra và cập nhật là:
- Sự thích hợp của hệ thống đo lường rủi ro ngân hàng cho thấy bản chất, tầm nhìn và sự phức tạp của các hoạt động ngân hàng.
- Tính chính xác và toàn diện của dữ liệu nhập vào trong mô hình bao gồm việc xác minh số dư, các điều khoản hợp đồng, các công cụ chính, các danh mục đầu tư, các đơn vị kinh doanh.
- Tính hợp lý, hiệu lực của kịch bản và giả định.
- Hiệu lực của việc tính toán đo lường rủi ro: Tính hiệu lực của các mô hình thường được kiểm tra bằng cách so sánh kết quả thực tế và kết quả dự báo.
+ Hạn mức rủi ro
Người kiểm tra nên nhận ra và đánh giá loại hạn mức ngân hàng sử dụng để kiểm soát rủi ro đối với thu nhập và vốn từ sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá.. Đặc biệt, cán bộ kiểm tra nên quyết định hạn mức rủi ro nào là phương pháp hiệu quả cho việc kiểm soát rủi ro của ngân hàng và tuân thủ đúng hạn mức chịu đựng rủi ro do HĐQT đặt ra. Cán bộ kiểm tra cũng nên đánh giá tính phù hợp của mức độ rủi ro cho phép theo các hạn mức rủi ro của ngân hàng theo điều kiện tài chính của ngân
hàng, chất lượng của công tác quản trị rủi ro, chuyên môn quản trị và nền tảng vốn của ngân hàng.
1.2.3.4. Quản trị bằng hạn mức
Các loại hạn mức cho quản trị RRTT bao gồm:
a. Hạn mức trạng thái mở: Hạn mức trong trạng thái mở (Open Postion Limits)
hạn chế số lượng trạng thái mở khi giá thay đổi. Hạn mức trạng thái mở bao gồm: + Hạn mức trong ngày (Intra-day limits): Là giới hạn trạng thái trong giờ làm việc bình thường khi mà thị trường địa phương mở, các giao dịch viên có thể đóng trạng thái của mình một cách không khó khăn gì.
+ Hạn mức qua đêm (Overnight limits): Là số lượng ngoại tệ của trạng thái mở cho phép khi thị trường địa phương đóng cửa. Hạn mức trạng thái này thông thường nhỏ hơn hạn mức trạng thái trong ngày để phòng tránh sự mất mát trong khoảng thời gian mà ta không thể làm gì để đóng trạng thái lại.