Hoàn thiện mô hình quản trị RRTT

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 142 - 144)

- Đầu tư vào chứng khoán

3.2.3.1. Hoàn thiện mô hình quản trị RRTT

Từ năm 2006, Vietinbank đã thành lập UBQLRR và Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có ( ALCO ) để giám sát và quản lý toàn diện các loại rủi ro trong kinh doanh.. Thành viên của ALCO bao gồm: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, tưởng bộ phận quản lý rủi ro, trưởng bộ phận kinh doanh, dịch vụ và trưởng các bộ phận lien quan khác…Năm 2013, Ngân hàng đã đi vào áp dụng phương pháp tiếp cận “mô hình 3 vòng kiểm soát”. Vấn đề quan trọng hiện nay và những năm tiếp theo là nêu cao trách nhiệm và năng lực của các thành viên ALCO, đặc biệt là các bộ phận chức năng như:

- Bộ phận Front office: Đóng vai trò là vòng kiểm soát thứ nhất chịu trách

nhiệm: Chủ động duy trì QTRRTT của NHCT trong hạn mức cho phép, Thực hiện quản trị RRTT thông qua tái cấu trúc bảng cân đối tài sản và sử dụng các công cụ phái sinh.

Sử dụng công cụ FTP nhằm lượng hóa thu nhập lãi ròng của từng đơn vị kinh doanhvà chuyển toàn bộ RRTT từ các đơn vị kinh doanh về quản lý tập trung tại TSC.

Tham mưu tư vấn cho Ủy ban ALCO xem xét phê duyệt chính sách giá điều chuyển vốn nội bộ FTP và chính sách lãi suất huy động và cho vay, đề xuất Ban điều hành quyết định triển khai, đảm bảo điều tiết hoạt động, huy động vốn cho vay phù hợp với cân đối vốn, hạn mức lãi suất và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh trong từng thời kì.

Sử dụng các công cụ phái sinh nhằm duy trì trạng thái RRTT tuân thủ theo các hạn mức và chính sách quản lý RRTT đã được HĐQT và Ủy ban ALCO phê duyệt.

Phối hợp với Phòng QLRRTT xây dựng và phân tích các báo cáo RRTT. Thông qua Phòng QLRRTT rà soát các giả định về hành vi ứng xử trong điều kiện

kinh doanh bình thường, trường hợp căng thẳng, khủng hoảng, đồng trình Ủy ban ALCO phê duyệt;

Phối hợp, cung cấp thông tin cho phòng Quản lý rủi ro thị trường để xây dựng và phân tích các báo cáo RRTT trong điều kiện căng thẳng;

- Phòng QTRRTT có trách nhiệm: (1) Thẩm định mức chấp nhận, giới hạn, hạn

mức rủi ro thị trường (2) Đánh giá, giám sát mức giá mua, bán giá vốn nội bộ, (3) Thẩm định hiệu quả hoạt động kinh doanh vốn của các đơn vị, (4) Đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và định kỳ rà soát, chỉnh sửa, bổ sung phương pháp đo lường cũng như phần mềm quản lý VaR (5)Trình duyệt hạn mức VaR (6) Đo lường, giám sát, báo cáo tuân thủ hạn mức VaR, kiểm nghiệm giả thuyết, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thử nghiệm khủng hoảng.

- Bộ phận kiểm toán nội bộ : Phải tiến hành đánh giá độc lập mức độ phù hợp và hiệu quả của hoạt động kinh doanh vốn và thị trường và hoạt động QTRRTT bao gồm nội dung sau:

Rà soát mức độ phù hợp và hiệu quả của các chính sách và quy trình trong hoạt động kinh doanh giao dịch; rủi ro thị trường;

Rà soát tính chính xác của việc xác định giá trị trạng thái, bao gồm rà soát các giao dịch không phù hợp với các điều kiện thị trường.

Rà soát mức độ tuân thủ của quản trị rủi ro thị trường và hoạt động kinh doanh giao dịch với chiến lược quản trị rủi ro Ngân hàng.

Đánh giá mức độ tuân thủ của Ngân hàng với các quy định pháp lý và các quy định nội bộ.

Rà soát mức độ hiệu quả của phương pháp đo lường giá thị trường và hoạt động kiểm nghiệm sức căng.

Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có: Cơ chế kiểm soát chặt chẽ; Quy trình nhận biết và lượng hóa rủi ro phù hợp; Các hoạt động nhằm kiểm soát RRTT như chính sách, quy trình, phương pháp luận; Hệ thống thông tin đầy đủ; Quy trình, chính sách thường xuyên được cập nhật, rà soát.

Bộ phận kiểm toán nội bộ phải đảm bảo thực hiện chức năng đánh giá và rà soát thường xuyên, đảm bảo nhân sự tham gia tuân thủ theo các quy trình và chính sách đã xây dựng, cũng như đảm bảo các quy trình này thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra. Quá trình đánh giá và rà soát nêu trên cần phản ánh các thay đổi lớn có thể ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hệ thống. Các thay đổi này bao gồm: (i) thay đổi điều kiện thị trường, (ii) nhân sự, (iii) công nghệ, (iv) hạn mức.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 142 - 144)