Sử dụng các công cụ phái sinh để che chắn RRTT

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 162 - 164)

- Quy định các hạn mức trong kinh doanh ngoại hố

3.2.3.5. Sử dụng các công cụ phái sinh để che chắn RRTT

Trong hệ thống các NHTMVN, sự thực hiện các nghiệp vụ phái sinh (Derivatives - Hedging techniques) không đơn giản vì cần tuân thủ các quy định của NHNN. Tuy nhiên, đây là công cụ rất hiệu quả để che chắn các RRTT trong cả ngắn hạn và dài hạn. Các công cụ ngân hàng có thể dùng bao gồm 4 loại sản phẩm phái sinh cơ bản: Giao dịch kỳ hạn ( Foward), Giao dịch hoán đổi (Swap), Giao dịch quyền chọn (Option) và các hợp đồng tương lai (future). Vietinbank chưa sử dụng sản phẩm hợp đồng tương lai (future).

- Sử dụng giao dịch hoán đổi (Swap): Trong giao dịch hoán đổi, hai bên đối

tác ký kết thoả thuận trong đó hai bên trao đổi các luồng tiền vào những khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Có hai loại nghiệp vụ hoán đổi:

Hoán đổi lãi suất (IRS): Hoán đổi giữa hai món vay cùng số lượng và cùng loại tiền với LSCĐ và LSBĐ.

Hoán đổi tiền tệ: Hoán đổi giữa hai món vay có loại tiền tệ khác nhau với qui mô tương đương.

Các hợp đồng hoán đổi được sử dụng linh hoạt có thể giúp NHTM giảm thiểu đáng kể rủi ro lãi suất, và rủi ro hối đoái. Khi nhận định lãi suất đi lên, ngân hàng có thể mua IRS, ngược lại khi nhận định lãi suất đi xuống, ngân hàng lại bán IRS. Đặc biệt thông qua các hợp đồng hoán đổi lãi suất, ngân hàng thậm chí có thể tái cơ cấu toàn bộ các tài sản nợ và tài sản có để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Kết quả cuối cùng của việc Ngân hàng sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất là kỳ hạn (Duration) của các TSC trong và ngoài bảng TKTS sẽ cân bằng với kỳ hạn của các TSN trong và ngoài BTKTS, dẫn đến không còn RRLS nữa.

- Sử dụng hợp đồng quyền chọn: Giao dịch quyền chọn được thực hiện trên cơ sở ký

hợp đồng quyền chọn mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá đã được xác định trước và hợp đồng sẽ được thực hiện (nhưng không bắt buộc) trong tương lai. Như vậy, ngân hàng có thể ký kết hợp đồng quyền chọn mua hoặc bán ngoại tệ và chỉ thực hiện hợp đồng khi thấy có lợi cho mình. Để ký kết hợp đồng này ngân hàng phải trả một khoản phí quyền chọn, nhưng lợi nhuận có thể là không giới hạn và RRHĐ nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

Để có thể thực hiện tốt các công cụ che chắn RRTT trên thị trường liên ngân hàng, Vietinbank cần có mối quan hệ mật thiết với các Ngân hàng khác để che chắn rủi ro hiệu quả. Hệ thống ngân hàng là hệ thống có quan hệ rất gần gũi và mật thiết với nhau, do vậy các ngân hàng không thể không cộng tác với nhau để che chắn rủi ro. Do thiết bị công nghệ lạc hậu hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam chưa có mối liên hệ mật thiết với nhau, các ngân hàng chỉ nghĩ đến quyền lợi và lợi nhuận của mình, chưa cân nhắc nhiều tới việc quản trị RRTT. Vì vậy, các ngân hàng cần thiết phải trao đổi các kinh nghiệm và kiến thức và xây dựng một hệ thống đánh giá rủi ro của TSC và TSN. Mỗi một ngân hàng cần nhận thức rõ được như vậy hiệp hội các ngân hàng Việt nam có vai trò rất quan trọng và các NHTM nên có mối quan hệ mật thiết với tổ chức này để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như quyền lợi của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Trong nhiều trường hợp khi các NHTM thực hiện các giao dịch phái sinh để che chắn RRTT, nếu NHTM có thể tìm được đối tác thực hiện các giao dịch này trên thị trường liên ngân hàng thì việc hạn chế RRTT trở nên dễ dàng. Ngược lại khi không tìm được đối tác có nhu cầu ngược với mình ngân hàng cũng khó có biện pháp QTRRTT hữu hiệu, vì vậy cần đa dạng hóa các mối quan hệ liên ngân hàng trong việc che chắn RRTT.

Ngoài ra việc thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng bạn tạo cơ hội thu hút được nguồn vốn giá tốt, do vậy cũng làm giảm RRTT.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 162 - 164)