Chính sách và biến động của lãi suất từ năm 2009 đến

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 82 - 87)

- Quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

Biểu đồ 2.1: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 201 3-

2.2.1.1. Chính sách và biến động của lãi suất từ năm 2009 đến

Lãi suất tiền đồng được điều tiết bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt nam. Từ năm 2009 đến nay NHNN đã quản lý lãi suất bằng cách đưa ra những mức lãi suất cơ bản. Đó là những lãi suất cơ bản cho các NHTM để các ngân hàng này quyết định lãi suất của riêng họ. Do vậy cơ chế lãi suất đã chuyển sang cơ chế lãi suất thả nổi.

NHNN đã đưa ra cơ chế áp dụng lãi suất thoả thuận cho các món vay thương mại tại các TCT, theo đó các TCTD được phép quyết định lãi suất cho vay của riêng họ dựa trên cung cầu của thị trường và độ tín nhiệm của khách hàng.

Trong các năm gần đây đã có sự thay đổi lớn về lãi suất và chính sách của NHNN:

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước 2008-2013

(i)-2008: Sau hơn thập kỷ Việt nam đạt được sự tăng trưởng kinh tế từ năm

1997, khủng hoảng tài chính xảy ra trên phạm vi toàn cầu, Việt nam trải qua một năm đầy khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính.

Để kìm hãm đà gia tăng của lạm phát, trong 8 tháng đầu tiên, NHNN đã thắt chặt chính sách tiền tệ bằng rất nhiều biện pháp như là tăng lãi suất cơ bản từ 8.7% đến 12, 14%/năm, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM, yêu cầu các NHTM mua kỳ phiếu và kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên các chính sách mang tính chất đột biến bất ngờ đã gây ra tác dụng tiêu cực lên thị trường tài chính. Việc đầu tiên là tất cả các NHTM mất thanh khoản trong một thời gian khá dài (lãi suất O/N trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên tới 40%). Đây là thời điểm rất khó khăn cho các NHTM nhỏ khi phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Nhìn chung thanh khoản của cả hệ thống ngân hàng là kém đi.

Lãi suất, bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay đều đẩy lên tới mức cao kỷ lục. Do lãi suất cho vay tăng cao (21%/năm), các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc huy động vốn hoặc phải chấp nhận lãi suất rất cao. Các doanh nghiệp đối đầu với thua lỗ hoặc gián đoạn công việc kinh doanh. Tại các NHTM nợ xấu tăng cao.

NHNN tại thời điểm đó đã ra một loạt các quyết định nhằm mục đích hạ lãi suất như: (1) NHNN phát hành Tín phiếu kho bạc với tổng giá trị là 20,300 tỷ đồng, 7.8%/năm, tất cả các NHTM đều phải có nghĩa vụ mua (Quyết định số 346/QD- NHNN ngày 13/2/2008), (2) Giới hạn lãi suất huy động tối đa của các NHTM là 12%/năm, (3) Chuyển từ chế độ lãi suất thoả thuận sang lãi suất cơ bản (Quyết định số 16/2008/QD-NHNN ngày 16/5/2008). Nội dung của quyết định này là lãi suất của các món vay thương mại bằng VND mà các NHTM chào cho khách hàng không được phép cao quá 150% lãi suất cơ bản công bố bởi NHNN trong từng thời kỳ. NHNN cũng điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12 lên 14%.

Tuy nhiên hiệu quả dường như không cao, lãi suất thị trường vẫn tiếp tục tăng. Các NHTM lao vào cuộc đua lãi suất. Các NHTM huy động với lãi suất 18%

và cho vay ra với lãi suất cao hơn 21%/năm. Khách hàng mang tiền gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao.

NHNN tiếp tục thực hiện các biện pháp hành chính như thanh tra lãi suất huy động tiết kiệm của các TCTD, xử phạt các NHTM huy động vốn cao mà không có các kế hoạch đầu tư tương ứng.... Trong giai đoạn này các chính sách mới mục đích làm giảm lãi suất hoạt động có hiệu quả. Lãi suất đã dần dần được ổn định, lạm phát dần được kiểm soát.

Trong 4 tháng cuối cùng của năm 2008, nền kinh tế lâm vào tình trạng giảm phát do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà bắt đầu từ Mỹ, nền kinh tế Việt nam trở nên khó dự đoán.

(ii)-2009: Khi nền kinh tế giảm phát tiếp tục, Chính phủ Việt nam và NHNN

nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc thực thi gói kích cầu kinh tế (cộng lãi suất từ 2- 4%), giảm lãi suất cơ bản từ 8.5% xuống còn 7% (từ 1/2/2009 đến 30/11/2009). Chính sách này đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế Việt nam. Tuy nhiên gói kích cầu gây tăng cung trên thị trường và làm giảm giá đồng tiền VND. Chính sách trên cũng nới rộng khoảng cách giữa tăng trưởng tín dụng (đã cao ở mức 37.73%) và tăng trưởng huy động vốn (ở mức trung bình là 28.67%). Tất cả các NHTM đều đương đầu với tình trạng thiếu vốn vào khoảng thời gian Q4 năm 2009.

-Lãi suất cho vay và lãi suất huy động VND trên thị trường

Lãi suất huy động VND đã tăng liên tục từ tháng 3/2009 đến cuối năm 2009 và dao động trong khoảng từ 9-10.5%.

Ngày 25/11/2009, Thống đốc NHNN đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 8% tăng thêm 1% so với 10 tháng trước đó . Đây là một giải pháp nhằm quản lý cung cầu tiền tệ trên thị trường, tăng thanh khoản và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên do cung về tiền tệ tăng, lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên làm cho lãi suất huy động luôn chạm trần 10.49% và lãi suất cho vay của các NHTM luôn ở mức trần 12% (theo qui định của NHNN bằng 150% lãi suất cơ bản)

Đường cong lợi suất, thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất huy động tiết kiệm và các thời hạn trong giai đoạn năm 2009 được thể hiện tại Biểu đồ 2.3 dưới.

Biểu đồ 2.3: Đường cong lợi suất VND (Yield Curve)

Nguồn: Reuters

Đường cong lợi suất của tiền VND trong khoảng thời gian này vẫn là đường cong lợi suất Positive, có nghĩa là lãi suất của các kỳ hạn dài thì cao hơn lãi suất của các kỳ hạn ngắn.

Để tăng trưởng sự phát triển kinh tế, NHNN đã yêu cầu các NHTM giảm lãi suất và cung tiền ra thị trường với số lượng lớn thông qua kênh thị trường mở (OMO). Khi tính thanh khoản của các NHTM được cải thiện, nguồn cung tiền đã tăng lên một cách tương ứng. Lãi suất thị trường đã từng bước ổn định ở mức 11.5%/năm cho lãi suất huy động và 13.5% cho lãi suất cho vay.

(iii) - Vào tháng 4/2010, NHNN đã thay thế cơ chế lãi suất cơ bản bằng chế độ lãi

suất cơ bản có thoả thuận (Negotiation-base interest scheme), có nghĩa là việc áp dụng trần lãi suất cho vay tương đương 150% so với lãi suất cơ bản không còn hiệu lực nữa.

(iv) - Sang năm 2011, NHNN đã bốn lần tăng mức lãi suất tái cấp vốn và hai lần

tăng mức lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng dần từ mức 11%/năm lên mức 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 7%/năm lên 13 %/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở lên đến 15%/năm. Các ngân hàng thương mại đối mặt lớn với rủi ro thanh khoản . Biện pháp đơn giản các NHTM áp dụng là tăng lãi suất huy động để bù đắp thiếu hụt về nguồn vốn. Các cuộc đua lãi suất lại bắt đầu dưới các hình thức : Khuyến mãi, tặng thưởng, huy động lãi suất linh hoạt… mức lãi suất thực huy động sau khi cộng các % tiếp thị , khuyến mại lên tới 18.5-19.5 % dù đã có cam kết giữa các ngân hàng về trần lãi suất huy động là 14 %/năm. Trước tình hình đó

NHNN đã có thông tư chính thức quy định trần lãi suất huy động là 14 %/năm dưới mọi hình thức. Và có chế tài xử lý nghiêm đối với các TCTD vi phạm.

Bảng 2.2: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN 2010-6/2013

Đơn vị: %/năm

Thời điểm áp dụng Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái chiết khấu

01/02/2010 8,00 8,00 6,00 05/11/2010 9,00 9,00 7,00 17/02/2011 9,00 11,00 7,00 08/03/2011 9,00 12,00 12,00 01/04/2011 9,00 13,00 12,00 01/05/2011 9,00 14,00 13,00 10/10/2011 9,00 15,00 13,00 13/3/2012 9.00 14.00 12.00 10/04/2012 9.00 13.00 11.00 25/5/2012 9.00 12.00 10.00 08/06/2012 9.00 11.00 9.00 01/07/2012 9.00 10.00 8.00 24/12/2012 9.00 9.00 7.00 26/03/2013 9.00 8.00 6.00 10/05/2013 9.00 7.00 5.00

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Về lãi suất cho vay, lãi suất cho vay đã leo thang một cách chóng mặt, vào đầu năm mức cho vay trung bình vào khoảng 16.23 %/năm ,vào giữa năm mức cho vay trung bình khoảng 20%/năm, các biệt có vài NHTM nhỏ nâng lên đến 27%/năm. Lãi suất này đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến lãi suất huy động và cho vay năm 2011, năm 2012

Chúng ta phải thừa nhận rằng lãi suất huy động và cho vay tăng lên đã có ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của Vietinbank và toàn bộ nền kinh tế. Trong việc quản lý các món tiền gửi, chi phí và mức độ gửi tiền là hai vấn đề mà Vietinbank đang cố gắng giải quyết. Về nguyên tắc sự quản lý này cần phải phù hợp với luật cung cầu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong khi đó, một số ngân hàng tăng lãi suất huy động vì các lý do sức ép cạnh tranh và tính thanh khoản của bản thân ngân hàng đó. Kết quả của tình huống này là làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí một số ngân hàng có thể thua lỗ vì chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm xuống. Khi lãi suất tăng lên làm cho việc đầu tư vào kinh doanh có lợi nhuận giảm xuống. Nếu tình hình như vậy diễn ra lâu dài, nó sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng GDP và ngược lại tạo ra những điều kiện không thuận lợi cho các ngân hàng.

(v) - Sang năm 2012, với trọng tâm là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, lãi suất

đã được NHNN điều chỉnh giảm dần trên cơ sở lạm phát ổn định. NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống đến 9%, lãi suất tái chiết khấu từ 13% về đến 7% vào cuối năm và 5 lần giảm trần lãi suất huy động. Trần lãi suất huy động có kỳ hạn VND (từ 1-12 tháng) giảm từ 14% về 8%, và trần lãi suất huy động tiền gửi KKH giảm từ 6 % về đến 2% vào cuối năm. Về cơ bản, tính đến cuối năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động giảm 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5- 9%/năm so với cuối năm 2011 và đã trở về mức lãi suất vào cuối năm 2007. Mức lãi suất cho vay phổ biến từ 9-12% đối với các lĩnh vực lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, XNK… . Cho vay các lĩnh vực SX-KD và tiêu dùng ở mức 12-15%. Đây là một thành công của NHNN.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w