Thực hiện chế độ báo cáo thống kê

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 122 - 126)

- Phương pháp dự báo bằng phương pháp chuỗi thời gian

d.Thực hiện chế độ báo cáo thống kê

Hàng ngày, trên cơ sở tham khảo bảng giá do TSC thông báo, bộ phận/cán bộ KDNT chuyên trách của chi nhánh có trách nhiệm xây dựng bảng tỷ giá giữa ngoại tệ và VND trình Giám đốc phê duyệt, Giám đốc chi nhánh được quyền xác định và áp dụng tỷ giá MBNT giao ngay, kỳ hạn giữa VND và Đô la Mỹ trong phạm vi biên độ cho phép của NHNN, đồng thời trong phạm vi quy định của NHNN, Giám đốc chi nhánh được quyền điều chỉnh linh hoạt tỷ giá trong ngày phù hợp với diễn biến trên thị trường ngoại tê, đảm bảo tính cạnh tranh và có hiệu quả

- Giám đốc chi nhánh được quyền xác định tỷ giá mua bán giao ngay, tỷ giá mua bán kỳ hạn giữa VND với các loại ngoại tệ khác và xác định tỷ giá mua bán

giao ngay, kỳ hạn giữa các loại ngoại tệ với nhau, phù hợp với tỷ giá thực tệ trên thị trường tại từng thời điểm, đảm bảo tính cạnh tranh và có hiệu quả.

Chi nhánh phải niêm yết công khai bảng tỷ giá giữa VND với các loại ngoại tệ tại tất cả các địa điểm được Giám đốc chi nhánh cho phép thực hiện giao dịch MBNT.

Căn cứ chế độ báo cáo thống kê về hoạt động ngoại tệ của NHNN, Tổng giám đốc có văn bản hướng dẫn cách thức theo dõi, tổng hợp, chiết xuất số liệu theo các chỉ tiêu NHNN yêu cầu, đảm bảo báo cáo về NHNN đầy đủ, kịp thời đúng quy định.

Bộ phận/cán bộ KDNT chuyên trách tại chi nhánh là đầu mối tổng hợp, cung cấp số liệu và lưu trữ các báo cáo thống kê về hoạt động ngoại tệ nói chung trong đó có hoạt động MBNT của chi nhánh.

Phòng KDV-TSC là đầu mối tổng hợp, cung cấp số liệu và lưu trữ các báo cáo thống kê về hoạt động ngoại tệ nói chung trong đó có hoạt động MBNT của toàn hệ thống và của phòng KDV.

Phòng KDV – TSC phải tuân thủ các quy định về QLNH theo quy định hiện hành của NHNN và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đồng thời đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế

Lãnh đạo phòng KDV có trách nhiệm kiểm soát, ký xác nhận về tính hợp lệ của tất cả chứng từ giao dịch MBNT tự doanh, đảm bảo rằng giao dịch MBNT tuân thủ pháp luật Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và chấp hành đúng quy định về quản trị rủi ro của Vietinbank .

Tất cả chứng từ giao dịch MBNT nhằm đáp ứng nhu cầu trên phải được lãnh đạo phòng KDV kiểm soát, ký xác nhận đảm bảo rằng giao dịch MBNT là cần thiết và chứng từ MBNT hợp lệ, tuân thủ quy định về quản trị rủi ro của Vietinbank, pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.3.1. Những kết quả đã đạt được

2.3.1.1. QTRRTT tại Vietinbank đã được nâng cấp, đảm bảo hiệu quả kinhdoanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho những tập đoàn kinh tế lớn. doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho những tập đoàn kinh tế lớn.

Những năm gần đây,Vietinbank đã thành lập Ủy ban QLRR, Ủy ban ALCO, khối QLRR để giám sát và quản lý toàn diện các loại rủi ro trong kinh doanh. Sang

năm 2013 đã bước đầu thực hiện mô hình 3 vòng kiểm soát rủi ro. Bộ phận FO là “vòng kiểm soát thứ nhất” trong việc QTRRTT phát sinh từ hoạt động kinh doanh của mình. Phòng QLRRTT là đơn vị đóng vai trò “vòng kiểm soát thứ 2” và vận hành các quy trình, hệ thống hỗ trợ trong công tác QTRRTT. Bộ phận kiểm toán nội bộ đóng vai trò “vòng kiểm soát thứ 3” tiến hành đánh giá độc lập mức độ phù hợp và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh vốn và thị trường và hoạt động QTRRTT.

Vietinbank đã triển khai thành công hệ thống định giá vốn nội bộ (FTP ) theo thông lệ quốc tế, hỗ trợ hữu hiệu cho hoạt động điều hành vốn và định hướng lãi suất cho các chi nhánh. Công tác quản lý lãi suất và thanh khoản được nâng cấp. Bộ phận nghiên cứu thị trường và các dự đoán về tỷ giá và lãi suất đã phát huy tác dụng và đã có đóng góp vào việc quản trị RRTT. Do vậy, khi lãi suất, tỷ giá thị trường thay đổi đột biến thì Vietinbank đã chủ động thay đổi lãi suất, tỷ giá, trạng thái ngoại tệ cho phù hợp với tình hình thị trường, điều này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút khách hàng cũng như cạnh tranh trên thị trường, duy trì.

Trong những năm qua Vietinbank đã duy trì ổn định và mở rộng phạm vi khai thác nguồn ngoại tệ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng lớn, có vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, trong đó có tập đoàn dầu khí Việt nam, Tổng Công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty Thép Việt nam, Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt nam , Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty xăng dầu….đồng thời đang mở rộng đầu tư ra thị trường thế giới…

2.3.1.2. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong QTRRTT.

Hiện nay, Vietinbank đã có trên 80% các nghiệp vụ ngân hàng và 85% các giao dịch của ngân hàng với các khách hàng đã được vi tính hoá với các thiết bị thông tin hiện đại, rút ngắn đáng kể khoảng cách về trình độ công nghệ so với các ngân hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới. NHCTVN Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán, gọi tắt là Hệ thống INCAS (Incombank Advanced System); bước đầu xây dựng được một nền tảng công nghệ hiện đại gồm hệ thống ngân hàng cốt lõi, kết nối trực tuyến từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc. Tất cả mọi hoạt động nghiệp vụ được quản lý hạch toán và xử lý dữ liệu tập trung, thay thế hệ thống quản lý phân tán và thủ công trước

đây. Hệ thống INCAS cho phép Trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh.

Việc đổi mới công nghệ, không những đưa ra được nhiều sản phẩm mới, nhiều tiện ích trên cùng một sản phẩm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý điều hành theo phương pháp hiện đại như: hoạt động kinh doanh phân tán nhưng quản trị điều hành tập trung. NHCTVN với đối tác Siverlake System SDn Bhd (Malaysia) để tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung 162 hạng mục theo yêu cầu của 10/12 Module nghiệp vụ hiện có của Hệ thống INCAS. Đến nay, Vietinbank đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2, phát triển thêm một số Module nghiệp vụ mới, chỉnh sửa nâng cấp các Module hiện có, tìm kiếm đầu tư thêm các chương trình quản lý rủi ro. Đầu năm 2012, Vietinbank đang mở thầu gói thầu nhằm thay thế hệ thống Core Banking để tìm kiếm một hệ thống core banking hiện đại hơn, liên kết được với tất cả các Module nghiệp vụ và đang tiến hành xây dựng Module Treasury.

2.3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực tham gia QTRRTT đã đượcnâng lên một bước nâng lên một bước

Các nhân viên trong Phòng QTRRTT, Phòng Kinh doanh vốn, phòng Quản lý cân đối vốn và kế hoạch tài chính đã đều nhận thức được các dạng rủi ro, từ đó có các biện pháp hạn chế rủi ro và như vậy có cơ hội mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng cũng đã chú trọng trong việc tuyển chọn và đào tạo cán bộ QTRRTT có khả năng tiếp thu kiến thức mới, có trình độ ngoại ngữ cao và được đào tạo kỹ lưỡng về các vấn đề liên quan tới quản lý rủi ro.

Đặc biệt với chính sách khuyến khích, ưu đãi và tiền lương hợp lý, trong các năm vừa qua Vietinbank đã tuyển dụng được rất nhiều cán bộ chủ chốt có trình độ và kinh nghiệm lâu năm về QTRR từ các Ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng trong nước về phục vụ cho Vietinbank.

2.3.2. Các hạn chế trong việc quản trị rủi ro thị trường và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Vietinbank chưa xây dựng được một khung quản trị rủi ro thị trường toàn diện và đồng bộ áp dụng từ cấp cao nhất cho đến những đơn vị/bộ phận nhỏ nhất có liên quan đến rủi ro thị trường, cho phép quản lý toàn diện tất cả các dạng rủi ro thị trường trong ngân hàng, từ việc xác định khẩu vị rủi ro phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh tổng thể, các chính sách đưa ra các nguyên tắc thống nhất về QTRRTT, quy trình, thủ tục về việc xác định, đo lường, kiểm soát rủi ro cho đến hệ thống thông tin và báo cáo...

Từ trước tới nay, Ngân hàng chỉ chú trọng nhiều vào QTRR tín dụng, thanh khoản là chính, chưa quan tâm nhiều đến QTRRTT, QTRR tác nghiệp. Các công việc phục vụ cho QTRR nói chung, QTRRTT nói riêng thường được triển khai một cách nhỏ lẻ, thiếu tập trung, mang tính nhất thời, không ổn định và chưa thể hiện rõ khẩu vị rủi ro hay văn hoá rủi ro đặc trưng của Ngân hàng. Đến thời điểm 2012, Ngân hàng chưa thành lập được khối QTRR, mặc dù Ngân hàng đã có Phòng QTRRTT, tuy nhiên việc QTRRTT lại tập trung vào tổ QTRRTT của phòng ALCO, Ngân hàng chưa xây dựng cho mình được chính sách QTRRTT cũng như quy trình, quy định QTRRTT đề quản trị loại rủi ro này….

Trên thực tế, QTRRTT là một cấu phần trong tổng thể QTRR của một Ngân hàng. Các dạng rủi ro có mối liên hệ chặt chẽ và luôn ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là: RRTD, RRLS, RRTG, RRHĐ và RRTK… Chính vì vậy, trong những năm tới, gắn với chiến lược QTRR tổng thể, Vietinbank cần chú trọng tới QTRRTT, đồng thời kiên quyết triển khai thực hiện có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 122 - 126)