Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 40 - 41)

b. Các loại rủi ro trong kinh doanh hối đoá

1.2.2.1.Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng

Một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản trị RRTT là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất, tỷ giá đến thu nhập của ngân hàng. Dù lãi suất, tỷ giá thay đổi như thế nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định.

Về quản trị RRTG, để đạt được mục tiêu này Ngân hàng cần đi sâu vào quản lý trạng thái ngoại tệ ròng ( trường hay đoản). Tùy theo khẩu vị rủi ro của Ngân hàng mà ngân hàng đề ra mức tổn thất dự kiến tối đa đối với rủi ro ngoại hối có thể chấp nhận trong hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó đưa ra các hạn mức để quản lý như hạn mức dừng lỗ, hạn mức lũy kế…..

Công thức tính mức lỗ dự kiến cuối ngày

Lỗ dự kiến của 1 loại ngoại tệ = (Trạng thái ngoại tệ cuối ngày x giá vốn của ngoại tệ đó đầu ngày giao dịch) - (trạng thái ngoại tệ cuối ngày x tỷ giá ngoại tệ đó cuối ngày)

* Giá vốn của ngoại tệ đó được tính như sau

Nếu ngoại tệ đó ở trạng thái trường

Giá vốn ngoại tệ =

Nếu ngoại tệ đó ở trạng thái đoản

Giá vốn ngoại tệ =

Lỗ dự kiến của Ngân hàng cuối ngày = Tổng lỗ dự kiến của các loại ngoại tệ

có trạng thái của Ngân hàng vào thời điểm cuối ngày.

Lỗ dự kiến luỹ kế của Ngân hàng = Lỗ dự kiến cuối ngày + tổng lỗ thực tế

trong kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng đến ngày hôm trước.

Về quản trị RRLS, để đạt được mục tiêu trên các ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn. Thông thường đó là các tài sản sinh lợi, như các khoản cho vay và đầu tư (bên Tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ (bên

Nguồn vốn). Để bảo vệ thu nhập trước RRLS, ngân hàng duy trì một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định. Tỉ lệ này được xác định như sau:

NI

M =

Thu từ lãi trên các khoản vay và

đầu tư

Chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay

Tổng tài sản sinh lời

Hay là NIM =

Nếu lãi suất tăng khiến chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu lãi trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu lãi suất thị trường giảm khiến cho thu nhập từ các khoản cho vay và chứng khoán giảm nhanh hơn chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lại cận biên cũng giảm. Nói cách khác đường cong thu nhập không bao giờ ổn định, do đó chênh lệch giữa chi phí trả lãi và thu từ lãi không bao giờ hoàn toàn cố định. Các nhà quản trị ngân hàng phải nỗ lực không ngừng để đảm bảo rằng chi phí huy động vốn không tăng hơn đáng kể so với thu nhập từ các tài sản sinh lời vì điều này sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Vệt Nam (Trang 40 - 41)