b. Các loại rủi ro trong kinh doanh hối đoá
1.2.2.2. Tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Ngoài việc giảm thiểu những mất mát do RRTT gây ra, ngân hàng còn có thể tối đa hóa lợi nhuận cho mình với những dự đoán đúng về biến động của lãi suất, tỷ giá trong tương lai.
Nếu các ngân hàng dự đoán được trước sự tăng lên, hay giảm xuống của tỷ giá, Ngân hàng có thể ngăn chặn tổn thất và sinh lời bằng cách thực hiện một số điều chỉnh đối với trạng thái ngoại hối.
Nếu ngân hàng dự đoán tỷ giá tăng, Ngân hàng sẽ tăng tạng thái ngoại tệ trường ròng (Lãi khi tỷ giá tăng, lỗ khi tỷ giá giảm) và ngược lại nếu Ngân hàng dự đoán tỷ giá giảm Ngân hàng sẽ để trạng thái ngoại tệ đoản ròng (lãi khi tỷ giá giảm, lỗ khi tỷ giá tăng).
Nếu các ngân hàng dự đoán được trước sự tăng lên của lãi suất, họ có thể ngăn chặn tổn thất và sinh lời bằng cách thực hiện một số điều chỉnh đối với Tài sản
và Nợ để giảm quy mô của khe hở nhạy cảm lãi suất tích luỹ hoặc sử dụng các công cụ bảo vệ (hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn...)
Các ngân hàng có khe hở nhạy cảm tích luỹ dương sẽ có lợi khi lãi suất tăng và phải chịu tổn thất về thu nhập khi lãi suất giảm.
Ngược lại các ngân hàng có khe hở nhạy cảm tích luỹ âm sẽ có lợi khi lãi suất giảm nhưng sẽ phải chịu tổn thất nếu lãi suất tăng.
Một số ngân hàng thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất, đặt ngân hàng vào trạng thái nhạy cảm Tài sản hoặc nhạy cảm Nợ dựa trên khả năng tin cậy đối với các dự báo về lãi suất của ngân hàng. Vấn đề này thường được gọi là phương pháp quản trị khe hở năng động (Aggressive Gap Management).
Việc quản trị khe hở năng động có thể được biểu thị ở bảng sau:
Bảng 1.5: Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất năng động Những dự đoán về sự
thay đổi của lãi suất (của NH)
Giá trị khe hở nhạy cảm lãi suất
tối ưu
Phản ứng của các nhà quản lý
Lãi suất thị trường tăng Khe hở dương Tăng Tài sản nhạy cảm lãi suất Giảm Nợ nhạy cảm với lãi suất Lãi suất thị trường giảm Khe hở âm Giảm Tài sản nhạy cảm lãi suất
Tăng Nợ nhạy cảm với lãi suất Nếu Ban quản trị ngân hàng tin chắc rằng lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới, họ sẽ có thể điều chỉnh tăng lượng Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất vượt qui mô Tài sản nhạy cảm lãi suất. Nếu lãi suất giảm như dự đoán, chi phí trả lãi cho các khoản nợ sẽ giảm nhiều hơn thu lãi, cải thiện chỉ số tỷ lệ nhập lãi cận biên của ngân hàng.
Tương tự nếu đoán chắc rằng lãi suất sẽ tăng cao hơn, nhiều ngân hàng sẽ cố gắng chuyển về trạng thái nhạy cảm Tài sản bởi vì nếu lãi suất tăng, thu nhập từ tài sản sẽ tăng nhiều hơn là chi phí trả lãi.
Chiến lược quản trị năng động cũng buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro không nhỏ. Khả năng dự đoán đúng về vận động của lãi suất, tỷ giá là rất thấp. Phần lớn các nhà quản trị ngân hàng đều dựa vào việc phòng ngừa rủi ro chứ không chứ không dựa vào việc dự đoán những thay đổi của lãi suất, tỷ giá
trong quá trình điều hành ngân hàng. Lãi suất, tỷ giá thay đổi không đúng như dự báo có thể làm tăng tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên về mặt lý thuyết, nếu ngân hàng dự đoán đúng biến động của lãi suất, tỷ giá thì họ sẽ thu được phần gia tăng lợi nhuận không nhỏ này.
Nhiều ngân hàng đã lựa chọn sử dụng chiến lược quản trị trạng thái ngoại tệ gần bằng không hay khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính chất bảo vệ, tức là thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng không tới mức tối đa để có thể giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của ngân hàng.
Bảng 1.6: Loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất
Rủi ro Những phản ứng có thể
Khe hở dương: Tài sản nhạy cảm lãi suất > Nợ nhạy cảm lãi suất
Tổn thất nếu lãi suất GIẢM vì NIM của ngân hàng giảm
1. -Không làm gì (vì có thể lãi suất sẽ lại tăng hoặc ổn định.
2. -Kéo dài kỳ hạn của Tài sản hoặc thu hẹp kỳ hạn của Nguồn vốn.
3. -Tăng Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hoặc giảm Tài sản nhạy cảm lãi suất.
Khe hở âm: Nợ nhạy cảm lãi suất > tài sản nhạy cảm lãi suất
Tổn thất nếu lãi suất TĂNG vì NIM của ngân hàng giảm
-Không làm gì (có thể lãi suất sẽ giảm hoặc ổn định).
-Thu hẹp kỳ hạn của Tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của Nguồn vốn.
-Giảm Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hoặc tăng Tài sản nhạy cảm lãi suất.
CEO
Kinh doanh QTRR Tác nghiệp
Front office Middle office Back office
Rà soát và xếp hạng rủi ro
Trưởng khối rủi ro
Báo cáo và quản lý danh mục
Trung tâm thông tin rủi ro
Rủi ro chứng khoán và hàng hóa Rủi ro tỷ giá
Rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro tác nghiệp Quản trị RRTT
Quản trị rủi ro tín dụng Hỗ trợ hệ thống rủi ro