Kết luận chƣơng 4

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phân số ở trường tiểu học thông qua hoạt động giải các bài toán (Trang 136 - 139)

8. Cấu trúc của luận án

4.3. Kết luận chƣơng 4

Điểm nhấn của chương 4 là: hệ thống lại cơ sở của việc tổ chức DH thông qua hoạt động giải toán ; nội dung thiết kế và sử dụng hoạt động giải toán vào DH chủ đề phân số trong SGK toán 4. Điều này cũng làm nên sự phong phú và linh hoạt của các hoạt động giải toán. Nó tạo cơ hội cho GV có nhiều lựa chọn để thực hành DH thông qua hoạt động giải toán.

Đến đây, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất:

H1: Tổ chức dạy học thông qua hoạt động giải toán, được thiết kế theo những tiêu chí ở mục 4.1.1, cho phép học sinh tự kiến tạo kiến thức gắn liền với khái niệm phân số và mang lại cho các em nghĩa đúng của kiến thức này.

H2: Tình huống dạy học phân số dựa trên tia số còn cho phép học sinh tiếp cận với nghĩa của khái niệm phân số như là phương tiện “biểu thị một điểm cụ thể trên tia số” và hình thành cho các em biểu tượng ban đầu về tính trù mật của tập hợp các phân số.

Những hoạt động giải toán đã được thiết kế. Vấn đề tiếp theo là kiểm chứng tính khả thi của chúng. Vì vậy, chương 5 tích hợp điều này vào việc kiểm chứng tính đúng đắn của 2 giả thuyết H1H2.

CHƢƠNG 5

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Chương 5 có mục tiêu:

- Thử nghiệm các tình huống DH trong đó HS khám phá kiến thức mới (KN phân số a

b với a 1) thông qua hoạt động giải toán.

- Chương 5 còn tạo cơ hội cho chúng tôi trả lời được các câu hỏi nêu ra trong kết luận chương 3.

- Ngoài ra, chúng tôi mong muốn kiểm chứng được tính hiệu quả của các hoạt động giải toán được thiết kế trong chương 4.

- Trọng tâm của các nghiên cứu là đưa vào kiểm chứng hai giả thuyết được nêu trong kết luận chương 4:

H1: Tổ chức dạy học thông qua hoạt động giải toán, được thiết kế theo những tiêu chí ở mục 4.1.1, cho phép học sinh tự kiến tạo kiến thức gắn liền với khái niệm phân số và mang lại cho các em nghĩa đúng của kiến thức này.

H2:Tình huống dạy học trong đó bao gồm hoạt động giải toán còn cho phép học sinh tiếp cận với nghĩa của khái niệm phân số như là phương tiện “biểu thị một điểm cụ thể trên tia số” và hình thành cho các em biểu tượng ban đầu về tính trù mật của tập hợp các phân số.

Để hoàn thành việc kiểm chứng các giả thuyết, có hai thực nghiệm theo hình thức hợp thức hóa nội tại (tham khảo 1.2.4.3):

- Thực nghiệm A đối với HS: một số bài toán được thiết kế theo các cách tiếp cận phân số để HS giải quyết mà kiến thức các em có được như là công cụ hay phương tiện của hoạt động giải toán. Trong đó, trẻ có thể sử dụng một số kiến thức cũ (phân số đơn vị, phép chia hết, phép chia có dư, so sánh số lớn bằng mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn,…) để giải quyết bài toán.

- Thực nghiệm B đối với HS: bài toán đưa ra với định hướng cho các em huy động kiến thức cũ về so sánh số tự nhiên, so sánh phân số nhằm tổ chức lại các kiến

thức này, bổ sung nghĩa phân số theo cách tiếp cận tia số, ngầm ẩn sau đó là giới thiệu cho HS tính chất trù mật của tập hợp các phân số.

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phân số ở trường tiểu học thông qua hoạt động giải các bài toán (Trang 136 - 139)