8. Cấu trúc của luận án
4.2.8. Sử dụng hoạt động giải toán vào bài “PHÉP CỘNG PHÂN SỐ”
4.2.8.1.Mục tiêu: Nhằm giúp HS khám phá ra kĩ năng cộng hai phân số cùng mẫu số.
4.2.8.2. Lí do: Trong kiểu nhiệm vụ này, SGK [27,tr.126] đưa ra bài toán nảy sinh nhu cầu cộng hai phân số cùng mẫu số: “Có một băng giấy, bạn Nam tô màu
3
8 băng giấy, sau đó Nam tô màu tiếp 2
8 băng giấy. Hỏi bạn Nam đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy?”. SGK trình bày các thao tác tính và đưa ra qui tắc dưới
dạng một chú ý in đậm. Do đó, điều này đôi khi không phát huy được tính sáng tạo, tích cực suy nghĩ của trẻ.
4.2.8.3. Bài toán: Lần thứ nhất, An ăn 3
8 cái bánh, sau đó An ăn thêm 2
8 cái bánh đó. Hỏi cả hai lần An đã ăn bao nhiều phần của cái bánh?
Hoạt động dưới đây gợi mở cho HS yếu, kém:
Ví dụ: HOẠT ĐỘNG “CỘNG HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ”
Để trả lời cho bài toán trên, có 2 cách như sau: (1) Cách 1: Hình vẽ thể hiện số bánh An đã ăn: + Hãy tô màu số bánh An ăn lần đầu:
+ Hãy tô màu thêm số bánh lần thứ hai An ăn:
Theo hình vẽ: An đã ăn bao nhiêu phần của cái bánh?
(2) Cách 2: Để biết An đã ăn bao nhiều phần cái bánh ta thực hiện cộng hai phân số 3 2,
8 8. Ta có thể làm theo các bước sau: - Cộng các tử số của hai phân số 3 2,
8 8: 3 + 2 = …
- Số bánh An đã ăn là phân số có tử số là tổng các tử số của hai phân số 3 2, 8 8; mẫu số bằng với mẫu số của hai phân số này:
- Kết luận: 3+2 ... 8 8
(3) Kết luận của cách 2 có tương đồng với cách 1 không? (4) Thử phát biểu qui tắc cộng hai phân số cùng mẫu số: