Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 42)

2.1.1. Kinh tế - xã hội

Thanh Sơn là huyện miền núi thuộc phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ có nhiều dân tộc cùng chung sống, Thanh Sơn có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đơng Bắc giáp huyện Tam Nơng, phía Đơng giáp huyện Thanh Thủy, phía Đơng Nam giáp huyện Ba Vi (Hà Nội), phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hịa Bình, phía Tây giáp huyện Tân Sơn; huyện lị đặt tại thị trấn Thanh Sơn.

Theo Đại Nam nhất thống chí, thì Thanh Sơn “... ngun là đất Lâm Tây đời Lý, đời Trần vẫn để như thế, thời Minh là huyện Lung, đời Hồng Đức đổi thành Thanh Nguyên, đời Mạc đổi là Thanh Xuyên”.

Theo Đại Nam thực lục chính biên - Đệ nhị kỷ: Năm 1833 Thanh Xuyên được tách ra làm hai, một huyện gọi là Thanh Sơn, một huyện gọi là Thanh Thủy. Từ khi thành lập địa giới của Thanh Sơn có nhiều thay đổi lớn do điều chỉnh địa giới cấp tỉnh và huyện: năm 1886, được điều chuyển về trực thuộc tỉnh Mường (Hịa Bình) ; năm 1890 được điều chỉnh thành lập tổng Tinh Nhuệ; năm 1891 được điều chuyển trả về tỉnh Hưng Hóa; năm 1898 được điều chỉnh tiếp nhận thêm hai làng của huyện Thanh Thủy từ đó địa giới huyện tương đối ổn định. Trước năm 1945 cư dân Thanh Sơn rất thưa thớt, chủ yếu là người Mường, từ sau năm 1958 thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, nhiều bộ phận dân cư từ các huyện trong và ngoài tỉnh lên khai hoang, xây dựng kinh tế mới. Đồng thời nhiều hộ gia đình cán bộ, cơng nhân, tiểu thương ... đến Thanh Sơn định cư, tạo thành cộng đồng dân cư đông đúc như ngày nay.

Ngày 09/4/2007 Thực hiện Nghị định 61/NĐ-CP của Chính phủ “Về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ”. Với diện tích 62.177,06 ha; dân số 121.710 người (số liệu hết năm 2015). Huyện Thanh Sơn có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 1 thị trấn và 22 xã trong đó (09 xã là xã nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ; 06 xã là xã An

tồn khu, thuộc chương trình CT 229 của Chính phủ); tồn huyện có 17 dân tộc cùng chung sống. Trong đó: Dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%

Do nằm ở cuối dãy Hoàng Liên Sơn nên phần lớn diện tích đất tự nhiên của Thanh Sơn là núi, gị đồi, núi thấp. Tồn bộ phía Nam và Tây Nam là vùng núi cao chạy thấp dần về phía Bắc, Đơng Bắc, xen kẽ các vùng đồi, núi thấp là thung lũng, đất phù xa bồi của sông Đà, sông Bứa. Với điều kiện tự nhiên như vậy nên địa hình Thanh Sơn khá phong phú, có nhiều tài ngun, khống sản và tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng, công nghiệp khai thác chế biến lâm sản, kinh tế đồi rừng và du lịch sinh thái, huyện cũng là cửa ngõ quan trọng của miền Tây Bắc nối liền với đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nên giao thông của huyện khá thuận lợi với nhiều tuyến đường như Quốc lộ 32A (Hà Nội – Sơn La – Lai Châu); quốc lộ 70B (Yên Lập – Thanh Sơn – Hịa Bình), tỉnh lộ 317 (Thanh Thủy, Tinh Nhuệ, Hịa Bình). Với những thuận lợi về vị trí địa lý, tài ngun, khống sản Thanh Sơn có điều kiện để phát triển tồn diện kinh tế - xã hội, trở thành vùng động lực – trung tâm tiểu vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.

2.1.2 Mục tiêu giáo dục huyện Thanh Sơn đến năm 2020

Phát triển giáo dục và đào tạo đến giai đoạn 2016-2020 đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Chăm lo nhiều hơn nữa đến việc học tập của học sinh, tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là con em các đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được tiếp cận với giáo dục có chất lượng.

Tiếp tục củng cố, phát triển, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)