Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 96)

3.4.1. Mục đích ý nghĩa.

Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động dạy học được đề xuất bước đầu khẳng định vai trò của các biện pháp này trong việc quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện.

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành

Để tiến hành khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu thăm dò trưng cầy ý kiến, phỏng vấn trực tiếp các đồng chí cán bộ Phịng GD&ĐT (5 đồng chí), BGH các trường THCS trên địa bàn huyện (51 đồng chí) và 50 đồng chí giáo viên cốt cán tại các trường mà tác giả tiến hành thăm dò ý kiến về thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Tổng số người được trưng cầu ý kiến là 106. Việc đánh giá khảo sát được thực hiện trên hai phương diện: Tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp cụ thể:

Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi được thực hiện như sau:

Cách tính điển tính cần thiết: Rất cần thiết 3 điểm; cần thiết 2 điểm, không cần thiết 1 điểm

Cách tính điểm tình khả thi được tiến hành như tính cần thiết: Rất khả thi tính 3 điểm, khả thi 2 điểm, khơng khả thi được tính 1 điểm.

Bảng. 3.1 Kết quả khảo sát tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp.

TT Nội dung thực hiện

Tính cần thiết của biện pháp Tính khả thi của biện pháp Rất cấn thiết Cần thiết K cần thiết Điểm Tb Thứ bậc Rất khả thi Khả thi K khả thi Điểm Tb Thứ bậc 1 Biện pháp 1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành cho CBQL các trường cấp THCS 101 5 0 2,95 1 99 7 0 2,93 3 2 Biện pháp 2: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn , bồi dưỡng năng lực GV 100 6 0 2,94 2 98 6 1 2,90 5 3 Biện pháp 3. Quản lý hoạt động đổi mới GD, đổi mới PPDH 101 5 0 2,95 1 100 6 0 2,94 2 4 Biện pháp 4: Quản lý hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh

100 6 0 2,94 2 105 1 0 2,99 1

5

Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 99 7 0 2,93 3 100 4 2 2,92 4 6 Biện pháp 6: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục 90 16 0 2,85 4 89 16 1 2,83 6

Biện pháp 1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành cho CBQL các trường cấp THCS.

Biện pháp 2: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn, bồi dưỡng năng lực giáo viên Biện pháp 3. Quản lý hoạt động đổi mới PPDH .

Biện pháp 4: Quản lý hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Biện pháp 6: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục

Kết quả khảo sát được đánh giá như sau:

Biện pháp 1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành cho CBQL các trường cấp THCS.

Về tính cần thiết

Thông qua phỏng vấn trực tiếp, đánh giá bằng phiếu thăm dò ý kiến 100% đều khẳng định giải pháp này là rất cần thiết điểm trung bình 2.95 (bậc 1). Khảo sát tính khả thi đánh giá khả thi và khả thi điểm trung bình khá cao 2.93 (bậc 3). Từ đó tác giả nhận thấy, để đáp ứng nhu cầu tiếp cận đổi mới giáo dục tại các trường THCS trên địa bàn huyện, bồi dưỡng năng lực trình độ đội ngũ là việc làm rất cần thiết, cấp bách khi đổi mới căn bản tồn diện giáo dục. Bởi có năng lực, nhận thức đúng đắn thì việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động đổi mới sẽ thành cơng mang lại hiệu quả. Vì vậy cán bộ quản lý các trường khơng ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ, chính trị, phẩm chất, bản lĩnh quyết đốn táo bạo trong cơng tác quản lý. Thực tế công cuộc đổi mới giáo dục luôn thay đổi đáp ứng nhu cầu cải tiến của xã hội chung, kiến thức các nhà quản lý được đào tạo trước đây chưa đủ để đáp ứng u cầu cơng việc nếu khơng có ý thức học tập bồi dưỡng thường xun. Việc bồi dưỡng là một yêu cầu bắt buộc cần thực hiện, phù hợp tính khả thi trong thực tiễn của ngành giáo dục huyện Thanh Sơn.

Biện pháp 2: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn bồi dưỡng năng lực giáo viên..

Tính cần thiết: Giải pháp này được 100% cán bộ quản lý, giáo viên nhận định rất cần thiết điểm bình quân 2.94 (bậc 2).

Tính khả thi điểm bình quân 2.96 (bậc 5). Thực tế cho thấy, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là vô cùng quan trọng, họ là lực lượng giúp việc có hiệu quả cao nhất trong hoạt động dạy và học của nhà trường. Họ thay mặt cho Hiệu trưởng chỉ đạo công tác dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nếu đơn vị

trường học nào có đội ngũ tổ trưởng tốt thì chun mơn sẽ tốt và ngược lại. Bởi họ là cánh tay đắc lực của hiệu trưởng, là cộng sự tin tưởng của BGH. Vì vậy nếu mỗi đồng chí Hiệu trưởng biết cách phân cấp, phân quyền, biết sử dụng họ một cách hợp lý thì chắc chắn họ sẽ làm tốt công việc của tổ chất lượng nhà trường sẽ được nâng lên.

Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ tổ trưởng là việc làm rất cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động đổi mới PPDH

Về tính cần thiết. 100% cho rằng đây là giải phát rất cần thiết trong công cuộc thực hiện nhiệm vụ đổi mới điểm trung 3.00 (bậc 1)

Về tính khả thi. 100% nhận thấy giải pháp này là rất khả thi điểm trung bình

3.00 (bậc 2). Từ đó tác giả nhận thấy rằng, việc quản lý, chỉ đạo tốt các hoạt động đổi mới PPDH, KTĐG là việc làm then chốt. Có đổi mới từ khâu chuẩn bị bài, lên lớp, định hướng giáo dục cho học sinh và đặc biệt là đổi mới KTĐG thì hoạt động đổi mới tại các trường mới thực hiện thành công. Tuy nhiên trên thực tế các trường việc đổi mới đơi khi mang tình hình thức, tổ chức lúng túng, nhiều đồng chí cán bộ quản lý chưa quyết liệt, dứt điểm. Vì vậy nếu làm tốt giải pháp này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý HĐ DH theo tiếp cận đổi mới. Điều này phản ánh đúng nhận định của giáo viên, nhà quản lý như đã khảo sát trên.

Biện pháp 4: Quản lý hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh

Tính cần thiết: 100% được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết điểm trung bình 2.94 (bậc 2)

Tính khả thi đánh giá 100% điểm trung bình 2.99 (bậc 1). Như vậy, khẳng định rằng biện pháp này rất khả thi với các trường THCS trên đại bàn huyện nhà. Nhằm khắc phục tư tưởng học tủ, học lệch ngay từ khi còn học THCS, giáo dục toàn diện cho các em là việc làm rất cần thiết để các em được phát triển toàn diện, phát huy khả năng, nội lực của bản thân mình. Giáo dục tồn diện chính là ngồi việc học tập trong các tiết, chỉ đạo các hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục NGLL, giao lưu học tập có hiệu quả. Biện pháp này khơng chỉ giúp các em năng động, chủ động, sáng tạo mà còn giúp các em định hướng phân luồng sở thích, phát huy sở trường, định hướng nghề sau khi tốt nghiệp THCS.

Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Tính cần thiết: 100% ý kiến khẳng định biện pháp này quan trọng trong công

cuộc đổi mới, điểm trung bình 2.93 (bậc 3)

Tính khả thi được đánh giá điểm trung bình 2.95 (bậc 4), điều này khẳng định đây cùng là một giải pháp quan trong trong công tác quản lý HĐDH. Trên thực tế, địa bàn Thanh Sơn là vùng miền núi nên được nhiều chương trình đầu tư của Trung ương, của tinh, các ban ngành quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, cung cấp thiết bị dạy học khá đồng bộ, hiện đại. Các trường đạt diện tích chuẩn, số phịng học chuẩn ngày một tăng, thiết bị dạy học các trường được trang bị khá đầy đủ theo hướng mới. Tuy nhiên, qua thăm dò khảo sát biết rằng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều khơng thể thiếu chính biện pháp này góp phần thực hiện thành cơng đổi mới thì lại bị một số đồng chí cán bộ quản lỳ, giáo viên xem nhẹ. Nhiều trường thiết bị dạy học chưa được khai thác sử dụng một cách triệt để dẫn đến lãng phí. Vì vậy khai thác sử dụng thiết bị có hiệu quả cần được cán bộ quản lý các trường quan tâm để phát huy khả năng sáng tạo, ham học hỏi của các em.

Biện pháp 6: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục

Tính cần thiết: 100 % các ý kiến khẳng định rằng biện pháp này rất cần thiết

và cần thiết điểm trung binh 2.85 (bậc 4).

Tính khả thi: 100% khẳng đinh tính rất khả thi và khả thi điểm trung bình

2.84 (bậc 6). Điều này khẳng định làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục góp phần quan trọng trong việc đổi mới.

Tiểu kết chƣơng III

Tất cả các giải pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn của mình đều dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực tiễn tại các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Kết quả khảo sát tính khả thi và tính cần thiết có thể áp dụng tại các trường THCS mang lại hiệu quả như mong đợi của các nhà quản lý. Mỗi biện pháp đều có những ưu việt riêng vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic khi áp dụng Hiệu trưởng các trường cấp THCS có thể vận dụng, áp dụng một cách linh hoạt để mang lại hiệu quả cao. Qua q trình cơng tác trong ngành, cơng tác giám sát chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp, xuất phát từ thực trạng Chương II và đòi hỏi cấp bách của ngành 7 biện pháp mà tác giả đưa ra nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý HĐ DH theo tiếp cận đổi mới tại các trường cấp THCS. Kết quả cho thấy bước đầu về sự đúng đắn của giả thuyết khoa học về nhiệm vụ, mục tiêu của tác giả khi tiến hành nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Qua việc nghiên cứu lý luận tác giả nhận thấy quản lý HĐDH có vai trị quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản tồn diện giáo dục của tồn ngành nói riêng, thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà nước nói chung trong giai đoạn hiện nay. Cấp THCS khơng chỉ củng cố kiến thức của bậc tiểu học mà còn làm nhiệm vụ trang bị kiến thức, định hướng phân luồng cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp, nhằm thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới thì việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên rất quan trọng và cần thiết luôn xong hành cùng công tác quản lý học sinh. Mỗi Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp này một cách đồng bộ, tăng cường quản lý chuyên môn giáo viên, học tập của học sinh sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Từ việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tác giả đánh giá những ưu khuyết điểm về thực trạng. Việc đổi mới phương pháp dạy học tiếp cận đổi mới giáo dục đòi hỏi HT cần trọng chú ý động giáo dục toàn diện cho học sinh, quản lý hoạt đổi mới phương pháp hoạt động đổi mới phương pháp dạy học cần được HT ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý.

- Thông qua nghiên cứu thực trạng, xin ý kiến đánh giá, tư vấn từ các chuyên gia giáo dục, chuyên viên cốt cán phòng Giáo dục và Đào tạo, tác giả mạnh dạn đề xuất các biện pháp và được các bộ quản lý các trường, giáo viên cốt cán, chuyên viên đánh giá tính cần thiết và tính khả thi cao và khẳng định các biện pháp đã nêu trên được nhất trí cao phải thực hiện, triển khai có hiệu quả quản lý HĐDH cấp THCS nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

2. Khuyến nghị.

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ.

Chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn đối với các Phịng GD&ĐT trong cơng tác đổi mới, đặc biệt quản lý hoạt động chuyên mơn các trường.

Có kế hoạch chương trình cụ thể cho việc bồi dưỡng đối cán bộ quản lý, giáo viên các trường.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn theo định kỳ cho toàn thể giáo viên .

2.2. Phịng Giáo dục & Đào tạo.

Chủ trì phối hợp với các phịng chức năng có liên quan tham mưu UBND làm tốt công tác thi đua khen thưởng, hỗ trợ đầu tư cho các trường về trang thiết bị dạy học.

Thường xuyên mời chuyên gia của Sở về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên huyện nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BCH Trung ƣơng Đảng. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCHTW khóa VIII. Nxb Chính

trị Quốc gia. Hà Nội, 1997

2. Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Ngành Giáo dục -Đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương

2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2002

3. Bộ GD&ĐT. Điều lệ Trường trung học. Hà Nội, tháng 12/2003

4. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường trung học phổ thông nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐTngày 28/3/2011, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2011), Thông tư 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 Ban

hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông,

Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2014), Hỏi đáp về một số nội dung đổi mới căn bản toàn

diện Giáo dục và Đào Tạo Website của Bộ GD – ĐT đăng ngày 12/2/2014 Hà Nội.

7. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý nhà trường. Bài giảng cao học quản lý giáo dục , Khoa

sư phạm – Đại học quốc gia Hà Nội

8. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Tồn tập, tập 23, Nxb chính trị quốc gia , Hà Nội. 9.Chính phủ Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển

giáo dục giai đoạn 2011-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 177/QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ, Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, tái

bản lần thứ 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư

Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị Quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường ddi8nhj hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về Giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo

dục .

14. Trần Kiểm (1997) , Giáo trình quản lý giáo dục. Viện Khoa học và Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc 92012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb

16. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục. Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của giáo dục. Nxb Đại học sư phạm, Hà

Nội.

18. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Sơn, Báo cáo tổng kết các năm học 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)