Biện pháp 3 Quản lý, tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 90)

3.3. Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp

3.3.3. Biện pháp 3 Quản lý, tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH cho

3.3.3.1. Mục tiêu biện pháp.

Quyết định chất lượng giáo dục, chủ đạo trong hoạt động dạy học lực lượng nịng cốt chính đội ngũ giáo viên. Thầy cơ là người thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong QLHĐDH, hiệu trưởng cần đưa ra được các biện pháp đổi mới PPDH cho đội ngũ giáo viên trường.

Bên cạnh tổ trưởng, mỗi giáo viên trực tiếp quyết định đến chất lượng chung của nhà trường. ĐMPPDH người giáo viên địi hỏi phải có đủ năng lực chuyên mơn, có nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm tốt...

Tập trung đổi mới PPDH, đảm bảo tất cả các đồng chí quản lý, giáo viên thực hiện đổi mới một nội dung trong PPDH đổi mới và quản lý, tạo bước đột phá trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Lựa chọn những phương pháp cải tiến phát huy vai trị chủ đạo của thầy, vai trị tích cực chủ động của trị, giúp trò chủ động tiếp nhận, trao đổi kiến thức vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.

Đổi mới phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức một chiều sang khuyến khích tư duy sáng tạo của người học, các em, biết tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề phát triển năng lực, hình thành sáng tạo.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện Nâng cao nhận thức công tác đổi mới.

Thành cơng có được hay khơng phải bắt đầu từ nhận thức. Nhận thức đúng làm đúng, nhận thức sai làm sai do đó chất lượng giáo dục, cơng cuộc đổi mới có thực hiện được hay không do nhận thức của đội ngũ, ngoài ra chưa kể đến chất lượng, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ... Xuất phát từ thực trạng tác giả mạnh dạn đề xuất như sau:

Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thực tế nhà trường đề ra kế hoạch hoạt động và các biện pháp để thực hiện bồi dưỡng nâng cao, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên một cách có hiệu quả, thiết thực, phù hợp.

Hiệu trưởng cần lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cho giáo viên, bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, kĩ năng ứng dụng CNTT, các học liệu phục vụ cho giảng dạy. Có kế hoạch đào tạo trên chuẩn cho những giáo viên có năng lực chun mơn vững. Hằng năm HT phải nhận xét đánh giá được chất lượng đội ngũ của mình. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chun mơn ngay tại trường mình để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

HT xây dựng được đội ngũ giáo viên các trường đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.

Tăng cường tổ chức tuyên truyền thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị về mục tiêu giáo dục tồn diện. Tăng cường các hình thức hội thảo nhóm nhỏ, xây dựng các tiết đổi mới tiếp cận năng lược người học để các em học sinh được thể hiện khả năng của bản thân. ĐMPPDH là đổi mới trên cơ sở phát huy cái cũ, bổ xung điều mới thơng qua các PPDH tích cực. Tổ chức thơng qua hoạt động tập thể: Nghiên cứu tài liệu, thăm quan học tập, thiết kế soạn giảng bài, hội thi...

Tổ chức tốt các cuộc thi cấp trường như: Thi giáo viên giỏi, thi làm đồ dùng sáng tạo, viết sáng kiến, đề tài nghiên cứu.

Hiệu trưởng cần bố trí cơng việc hợp lý, giao nhiệm vụ đúng người đúng việc. Mạnh dạn trong công việc đổi mới.

Bồi dưỡng về phương pháp dạy học theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh, hướng dẫn giáo viên thiết kế xây dựng các tiết dạy chuyên đề mẫu để giáo viên áp dụng thực hiện.

Tập huấn công tác chuẩn bị, sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm, thực hành,

Tập huấn công tác ra đề, thẩm định đề thi theo hướng phát huy tích cực chủ động, sáng tạo của người học

Tạo điều kiện cho giáo viên ý thức tự học tập, bồi dưỡng. Coi trọng các buổi sinh hoạt nhóm, tổ chun mơn vai trị tổ trưởng, nhóm trưởng cần được phát huy cao độ.

Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH

Mỗi trường cần có một kế hoạch cụ thể về việc đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH là đổi mới từ cách soạn bài, thiết kế một giờ dạy theo hướng kết hợp các hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm, phát huy được năng lực của mỗi học sinh.

Đổi mới là phát huy được sự chủ động tích cực của người học, phát huy khả năng chủ động tự học, tự nghiên cứu bài của học sinh. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh cách tự học thơng qua hình thức tổ chức hoạt động dạy học trong các tiết học.

Đổi mới là gắn liền với việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng một cách khoa học nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh, các em chủ động, cuốn hút hơn được tham gia nhiều hơn.

Tăng cường gắn hoạt động lý thuyết và thực hành, đưa kiến thức vào thực tiễn ứng dụng trong thực tế. Đổi mới gắn liền với việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của người học, phương pháp học tập thơng q đó học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Hiệu trưởng các trường cần chỉ đạo cho giáo việc nhận thức rõ tầm quan trọng việc đổi mới PPDH, giáo viên nghiên cứu thể nghiệm các phương pháp dạy

học, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung bài dạy dưới nhiều hình thức khác nhau như bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo PPDH tích cực, giúp học có ý thức cao, có tinh thần trong việc đổi mới PPDH.

HT chỉ đạo cho các tổ chuyên môn nghiên cứu thống nhất phương pháp, hình thức tổ chức các bài dạy mẫu, giáo viên áp dụng thể nghiệm, mời cán bộ cốt cán chun mơn Phịng GD&ĐT về dự giờ rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến.

Yêu cầu giáo viên phải chủ động nghiên cứu kĩ chương trình, chuẩn bị tốt cho từng tiết, từng bài học, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Đa dạng các câu hỏi, hình thức kiểm tra, phát huy được tư duy sáng tạo, tìm tịi của các em học sinh.

Thơng qua đó Hiệu trường các trường cần tạo bầu khơng khí thi đua lành mạnh, có hiệu quả thiết thực khích lệ giáo viên tích cực để nhân rộng điển hình.

Tổ chức chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá một cách có hiệu quả, kiên quyết. Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá luôn gắn liền hoạt động đối mới PPDH. Chính q trình kiểm tra đánh giá giúp cho mỗi nhà trường lựa chọn được những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng các trường tổ chức hội thảo chuyên đề cách đánh giá chất lượng học tập của các em sau đó triển khai đồng loạt. Việc xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra theo hướng đổi mới chú ý sự vận dụng sáng tạo của học sinh.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo quy trình tất cả các bước

Thứ nhất việc chuẩn bị bài của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo

trước khi lên lớp là điều rất quan trọng. GV cần nắm vững mục tiêu, phân hóa được kiến thức từng đối tượng học sinh trong các tiết dạy của mình. Đặc biệt trong việc chuẩn bị bài cần thể hiện rõ các kĩ năng, phẩm chất, thái độ mà học sinh cần đạt được sau mỗi tiết học là gì?

Giáo viên chủ động trong chương trình mơn học, bài và tiết để lựa chọn nội dung dạy học phù hợp từ đó giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức lớp học sao cho phù hợp. Mỗi tiết dạy giáo viên cần có điểm then chốt để học sinh được khắc ghi kiến thức.

Trong việc thiết kế bài dạy giáo viên cần chủ động về phía học sinh để chuẩn bị cho tiết học, các em cần phải chủ động nghiên cứu tài liệu.

Thứ hai việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý khai thác sử dụng thiết bị dạy học, đổi mới PPDH trên lớp, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Chỉ đạo cho giáo viên tổ chức hội thảo, chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả. Thường xuyên đánh giá, xếp loại việc sử dụng đồ dùng của giáo viên đánh giá phong trào đổi mới.

Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng cần tạo điều kiện thời gian, vật chất, thiết bị dạy học hỗ trợ kinh phí cho giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ đổi mới.

Giáo viên xác định rõ tầm quan trọng công việc đổi mới, xác định được nhu cầu đổi mới để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ bản thân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong việc đổi mới. Giáo viên tự bố trí thời gian, khắc phục hoàn cảnh tham gia bồi dưỡng.

Hiệu trưởng cần động viên, biểu dương, khuyến khích phong trào kịp thời. Tăng cường đầu tư thư viện chuẩn, có kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới.

Tổ chức các lớp tin học, ngoại ngữ cho giáo viên để họ tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong bài dạy. Muốn làm tốt cơng việc này, địi hỏi Hiệu trưởng cần làm thường xuyên, liên tục và có kế hoạch lâu dài, có các biện pháp kịp thời để giải quyết những đòi hỏi của ngành trước yêu cầu đổi mới giáo dục.

Hiệu trưởng cần lập kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất, thực trạng của giáo viên và học sinh, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường đồng thời có kế hoạch quản lý hiệu quả sự thay đổi một cách tích cực. Trong kế hoạch thể hiện rõ phù hợp với đội ngũ từng trường để họ thấy rằng việc đổi mới là việc làm thường xuyên.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức đổi mới PPDH dựa trên kế hoạch của nhà trường, lập kế hoạch hoạt động cho tổ, chỉ đạo từng giáo viên trong tổ thực hiện từng bước đổi mới có hiệu quả cao, đảm bảo giờ dạy thường xuyên. Đồng thời tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đối cá nhân, nhóm thực hiện không nghiêm túc việc đổi mới PPDH.

Chỉ đạo tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau: Lớp bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn... Gắn việc đổi mới vào các cuộc thi đổi mới tại các trường chào mừng các ngày lễ như 08/3; 20/11; 22/12.. Tổ chức các cuộc thi thiết kế bài dạy sáng tạo, tự làm đồ dùng dạy học.... Đặc biệt tổ chức giao lưu thăm quan học tập các trường bạn có kinh nghiệm cùng nhau trao đổi.

Hiệu trưởng phải luôn tiên phong trong phong trào đổi mới PPDH, luôn hỗ trợ, chia sẻ cùng giáo viên trong công tác đổi mới, tạo niềm tin cho giáo viên.

Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về đổi mới, đổi mới phát huy chủ động tích cực của người học. Khơng ngừng học hỏi hoàn thiện trong mỗi tiết dạy với tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp.

Hiệu trưởng tạo mối quan hệ đồng thuận, đồn kết nhất trí cao trong mỗi nhà trường. Kết hợp các lực lượng làm tốt công tác đổi mới trong dạy học.

Từng tháng, kỳ có tổng kết, đánh giá nhận xét, tuyên dương khen thưởng những tổ nhóm, cá nhân làm tốt cơng tác đổi mới.

Tổ chức học tập rút kinh nghiệm nghiêm túc sau khi thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)