Biện pháp 6: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 96)

3.3. Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp

3.3.6. Biện pháp 6: Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục

3.3.6.1. Mục tiêu biện pháp

Điều kiện phát triển nhà trường còn phụ thuộc cơng tác xã hội hóa giáo dục. Nhằm phát huy sức mạnh của tập thể nhân dân, gia đình học sinh, các đồn thể, các tổ chức xã hội có cái nhìn đúng đắn về cơng tác giáo dục thế hệ trẻ nhằm đạt mục tiêu riêng và chung của mỗi trường.

Nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ sức lực, vật chất của nhân dân, huy động tất cả các lực lượng xã hội quan tâm đến chất lượng giáo dục nói chung.

Phát huy nội lực của giáo viên, học sinh nhằm phát huy tiềm lực của nhân dân phục vụ cho công tác giáo dục.

Phấn đấu đến năm 2020 các trường THCS trên địa bàn huyện sẽ được trang bị cơ bản và đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp, hiện đại để thực hiện đồng bộ việc đổi mới phương pháp dạy học.

Hiệu trưởng các trường cần lập kế hoạch đánh giá khả năng nội lực trong và ngoài các nhà trường từ đó đề ra mục tiêu, nội dung, phương pháp từ đó vận động nhân dân cùng tham gia.

Tạo thương hiệu, uy tín tiếng nói của nhà trường trước quần chúng nhân dân bằng chất lượng, đạo đức học sinh. Chất lượng HSG, thầy cơ giáo có thành tích trong hoạt động dạy hoc.

Tìm hiểu thực trạng các tổ chức trên địa bàn cơ sở ví dụ các cơ sơ chế biến chè, công ty khai thác khống sản, chế biến lâm sản…Để có kế hoạch hợp tác liên hệ. Kêu gọi hỗ trợ từ phía nhân dân về vật chất, tinh thần bằng nhiều hình thức.

Dự kiến nguồn ngân sách sau khi huy động, đề ra mục tiêu vận dụng, liên kết giữa các tổ chức cá nhân

Tổ chức chỉ đạo kế hoạch một cách thường xuyên.

Tuyên truyền nhận thức tới nhân dân và sự thay đổi nhận thức từ phía phụ huynh và học sinh triển khai bàn kế hoạch .

Tổ chức hội nghị bàn cơng tác xã hội hóa giáo dục đảm bảo đúng qui định và có chủ trương của cấp ủy, chính quyền sở tại. Sử dụng nguồn kinh phí nhà nước cấp tại các trường có hiệu quả. Hiệu trưởng làm tốt công tác vận động người dân tham gia, đóng góp. Tuyên truyền cho nhân dân nhận thức rõ vai trò giáo dục thế hệ trẻ

Phân công trách nhiệm vận động nguồn tài chính, tiến hành khảo sát mua sắm vật tư, thiết bị, tạo điều kiện cho các bộ quản lý, giáo viên trong trường được làm tốt công tác sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất...

Tổ chức giao lưu với các tổ chức trên địa bàn với đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường, kêu gọi sự đồng thuận hỗ trợ của giáo viên nhân dân đặc biệt hộ kinh tế khá giỏi. Triển khai mở rộng mối quan hệ giữa các cơ quan tổ chức có khả năng tạo điều kiện ủng hộ nhà trường nguồn kinh phí, tài lực, vật lực góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các phong trào chung.

Tích cực theo dõi tiến trình huy động, động viên khuyến khích các tổ chức cá nhân trong trường có thành tích huy động nguồn nhân lực, vật lực, tài lực về nhà trường. Hướng dẫn thành viên sử dụng đúng quy chế việc phát huy nguồn kinh phí đó. Tập trung làm tốt công tác thi đua khen thưởng thầy và trị có thành tích cao trong học tập, đầu tư mua sắm trang thiết bị … Quan trọng nhà tài trợ họ nhận thấy

vai trị, đóng góp của họ có ý nghĩa thiết thực góp phần thúc đẩy chất lượng chung nhà trường. Hằng năm, Hiệu trưởng cần dành một thời gian thỏa đáng tổng kết đánh giá cơng tác xã hội hóa giáo dục, trong hội nghị tổng kết năm, hoặc hội nghị chuyên đề thông báo kết quả, chất lượng giáo dục, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần rất quan trong trong việc giúp đỡ động viên nhà trường có được những tiến bộ về nâng cao chất lượng giáo dục hằng năm.

Để thực hiện thành công biện pháp trên Hiệu trưởng các trường cần lưu ý: Cân đối nguồn kinh phí nhà nước cấp và nguồn kinh phí được huy động từ cộng đồng để tạo ra một khoản tài chính cho việc mua sắm thiết bị.

Thường xuyên thực hiện cơng khai tài chính, kiểm tra, kiểm kê công khai việc mua sắm thiết bị tại các hội nghị tổng kết của trường với sự có mặt của chính quyền địa phương và các đơn vị, cá nhân làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)