Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu hoạt động dạy học theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 74)

mới cấp THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Qua kết quả khảo sát bằng phiếu, trưng cầu ý kiến của 319 BGH, Giáo viên tại 8 trường THCS Lê Quý Đôn, Chu Văn An, Sơn Hùng, Hương Cần, Thượng Cửu, Khả Cửu, Văn Miếu, Võ Miếu, về việc quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới ta thây rằng: Tất cả các đồng chí đều nhận rõ hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm, cốt lõi trong mỗi đơn vị, hoạt động này là cơ sở, tiền đề cho các hoạt động khác trong nhà trường, vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp cận đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cần thực hiện tốt quản lý hoạt động dạy học. Hiệu trưởng của các trường THCS cần có hệ thống biện pháp quản lý cụ thể, rõ việc để thực hiện nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn cịn nhiều biện pháp thực hiện tính khả thi chưa thật như mong muốn đó là những thành công và hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy học cấp THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

2.6.1. Những ưu điểm

Hiệu trưởng các trường luôn hiểu nhận thức rõ định hướng của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục

Sự quan tâm chỉ đạo các cấp; đầu tư cơ sở vật chất dần được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu GD

CBQL nhận thức sâu sắc HĐDH là một hoạt động trung tâm, cốt lõi nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngành, luôn quan tâm

tới chất lượng đội ngũ, cuộc sống cán bộ giáo viên. Công tác chỉ đạo của BGH rõ nét, bám sát chỉ đạo của BGD, SGD, PGD. Công tác quy hoạch cán bộ giáo viên của các trường tương đối hợp lý, các trường đều phát huy được vai trò của tổ chức cơng đồn, phát huy sở trưởng của giáo viên trong mọi hoạt động.

2.6.2. Nguyên nhân tồn tại

Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, số lượng giáo viên giỏi, cốt cán cịn hạn chế, năng lực chun mơn yếu, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học, CNTT còn lúng túng. Giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Giáo viên ít tự học, học thụ động khơng vận dụng, ngại đổi mới, thực hiện sử dụng thiết bị dạy học cịn hạn chế, lãng phí đồ dùng.

Cơng tác quản lí, chỉ đạo đổi mới cịn mang tính hình thức, chưa quyết liệt; CBQL đơi khi cịn lúng túng trong cơng tác chỉ đạo vì vậy kết quả giáo dục còn hạn chế, chất lượng khơng bền chưa có bước đột phá thành cơng, khả năng đáp ứng đổi mới chương trình GDPTTT cả thầy và trò còn hạn chế. CBQL chưa kiểm tra thường xuyên việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Các TCM chưa phát huy được nhiệm vụ của tổ trong việc định hướng, thí điểm đổi mới, tổ cịn hoạt động mang tính thụ động, hình thức.

Hiệu trưởng chưa thường xuyên quan tâm đến quy chế chuyên môn, việc kiểm tra đột xuất chưa nhiều

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa được đầu tư đúng mức, thiếu các phịng học chức năng. BGH chưa có kế hoạch cụ thể về việc mua sắm bổ sung tăng cường thiết bị dạy học.

Một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn, mục đích việc học, thiếu sự quan tâm của gia đình, phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường còn hạn chế. Số lượng học sinh thuộc dân tộc thiểu số cao lên nhận thức của phụ huynh chưa tốt, chưa quan tâm đúng mức đến mục tiêu giáo dục.

Tiểu kết chƣơng II

Qua việc khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học cấp THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, tác giả nhận thấy bên cạnh những mặt mạnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại trên nhiều lĩnh vực. Để nâng cao chất lượng giáo dục huyện nói chung các trường THCS nói riêng chúng ta cần nghiêm túc, nhìn nhận đánh giá cụ thể và đề xuất các giải pháp thiết thực phù hợp với địa bàn huyện miền núi. Quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn cần xây dựng một hệ thống biện pháp quản lý hữu hiệu, có tính khả thi, phổ biến cao góp phần thành cơng cơng cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

CHƢƠNG III.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN ĐỔI MỚI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)